Sức khỏe hôm nay

Công thức nấu bột ăn dặm cho bé vừa ngon vừa bổ dưỡng

Bé trong giai đoạn phát triển bên cạnh tiêm phòng, giữ ấm, ngủ nghỉ đủ giấc các mẹ cũng đừng quên bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết giúp bé yêu khỏe mạnh. Dưới đây là những loại bột ăn dặm cho bé mà bà mẹ bĩm sữa không thể bỏ qua.

Muốn trẻ cứng cáp và khỏe mạnh nhiều mẹ cai sữa và cho trẻ ăn dặm khá sớm. Nhưng không ngờ việc làm này có thể hại con lúc nào không hay. Theo các chuyên gia y tế, trẻ dưới 4 tháng tuổi hệ miễn dịch kém và cơ thể chưa hoàn thiện, đặc biệt hệ tiêu hóa của trẻ chưa sản sinh đủ enzym amylase - một loại enzym giúp tiêu hóa thức ăn dạng bột.

Khi nào nên tập cho con ăn dặm

Do đó nhiều mẹ cho trẻ ăn dặm trong giai đoạn này thường quan sát thấy con hay đầy hơi, bụng chướng và nhiều khi tiêu chảy. Bên cạnh hệ tiêu hóa gặp vấn đề, khi trẻ bị ngắt sữa mẹ còn dẫn đến thiếu chất, chậm phát triển và hay bệnh vặt.

Theo các bác sĩ khoa nhi cho biết cho dù muốn cai sữa và cho trẻ ăn dặm sớm, thì trong giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi, các mẹ cũng chỉ nên cho ăn với số lượng thật ít để trẻ có thời gian thích nghi và làm quen với thực phẩm. Sau đó tăng dần dần, tránh việc đột ngột thay đổi ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Các bác sĩ cũng lưu ý, giai đoạn khoảng 6 tháng tuổi chính là thời điểm thích hợp nhất để cho trẻ dần làm quen với việc ăn dặm, vì sau giai đoạn này rất nhiều trẻ bị đứng cân hoặc phát triển rất chậm. Đồng thời sữa mẹ trong gian đoạn này không còn đủ dinh dưỡng để cung cấp cho con nữa.

Bên cạnh đó khi trẻ bước sang 7-8 tháng tuổi việc tập ăn dặm càng trở nên khó khăn vì đã quá quen với việc uống sữa mẹ. Sử dụng muỗng để đút hay sử dụng các loại sữa hoặc bột ngoài đối với trẻ đều xa lạ nên sẽ bị từ chối thẳng thừng.

Một vài khảo sát còn phát hiện cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng do đó để đảm sức khỏe của trẻ các mẹ đừng quá vội vàng buộc ăn dặm quá sớm, thích hợp nhất nên đợi trẻ vừa tròn 6 tháng tuổi.

Tuy phần lớn các cơ sở y tế đều không khuyến khích việc cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi, nhưng tùy cơ địa mỗi bé phát triển như thế nào mà các mẹ cho ăn dặm sao cho phù hợp.

6 dấu hiệu để mẹ phát hiện con đã đến tuổi ăn dặm

1. Dựa vào những cơn đói

Sau khoảng 5 tháng đầu, trẻ sơ sinh bắt đầu xuất hiện dấu hiệu đói và đòi ăn nhiều hơn, trung bình khoảng 3 giờ trẻ lại quấy khóc và đòi ăn một lần. Nhưng các mẹ yên tâm vì sau khi cán mốc 6 tháng tuổi, thói quen ăn uống trẻ sẽ bắt đầu dần vào nhịp, mỗi bữa sẽ ăn nhiều hơn và khoảng cách giữa các bữa sẽ thưa dần.

Trong giai đoạn này nếu thấy trẻ hay đòi ăn mặc dù chỉ mới bú xong như thường ngày, đây chính là dấu hiệu thông báo cho các mẹ biết con đã lớn và cần thêm nhiều dinh dưỡng hơn nữa ngoài sữa mẹ. Do đó các mẹ hãy bắt đầu tập ăn dặm để đảm bảo cho sự phát triển của con nhé!

2. Con mất ngủ nhiều đêm

Theo khảo sát trẻ sơ sinh từ 2-3 tháng đầu hay đòi ăn đêm và sau đó giảm dần. Nhưng khi bắt đầu sang tháng thứ 6 lịch sử sẽ lặp lại lần nữa, trẻ mặc dù đã bú đủ nhưng nửa đêm vẫn quấy khóc khiến cả mẹ và con đều mất ngủ.

Tuy mệt mỏi, nhưng các mẹ đừng nản lòng vì đây chính là thời điểm con phát triển và cần nhiều hơn sữa mẹ, nếu đang loay hoay không biết khi nào nên cho con ăn dặm thì chỉ cần dựa vào dấu hiệu sinh lý tự nhiên này là các mẹ đã có thể giúp con bổ sung dưỡng chất. Tránh để con đói và khóc nhiều dêm làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai mẹ con.

3. Quan sát ánh mắt của con

Hãy quan sát con thật kỹ, nếu mỗi lần nấu ăn hoặc cả nhà dùng bữa, con hãy dõi mắt nhìn theo, nuốt nước bọt, quan sát mọi “nhất cử nhất động” của mọi người trong bữa cơm,... Đây là dấu hiệu cho thấy con đang đói và tò mò các mẹ cũng cần phải hết sức lưu ý.

4. Cái miệng nói lên tất cả

Rất nhiều mẹ đã thử cách này và đều cảm thấy hiệu quả! Hãy dùng một chiếc thìa vừa miệng trẻ, sau đó đưa lại gần miệng nếu trẻ hợp tác cố gắng mở miệng thật to để ngậm lấy thay vì phản xạ đẩy muỗng ra. Đây là dấu hiệu thông báo con đói lắm rồi và cần ăn dặm rồi đó.

Con hả miệng khi đưa muỗng lại gần là một trong những dấu hiệu đã đến lúc cho con ăn dặm

5. Bàn tay không để yên

Trẻ nhỏ thường bị kích thích bởi những thứ màu sắc và phát ra tiếng động như đồ chơi hay kẹo bánh. Nhưng nếu mẹ để ý thấy con vứt đồ chơi và cố gắng với tay giành lấy thức ăn khi có cơ hội tiếp xúc, rất có thể trẻ đói và có thể bắt đầu cho ăn dặm. Nhưng lưu ý các mẹ đừng quá nóng vội mà cho con dùng những thức ăn rắn và quá cứng sẽ ảnh hưởng đến răng miệng của con, đâu vào đó cứ phải tập ngày qua ngày các mẹ à!

6. Trẻ tự ngồi mà không cần ai giúp

Theo các bác sĩ khoa nhi, nếu các mẹ phân vân không biết nên cho trẻ ăn dặm khi nào thì chỉ cần quan sát thấy trẻ đã có thể tự ngồi, khung xương cứng cáp, đầu và cổ cứng, chắc chắn thì đã có thể dần tập ăn dặm cho trẻ.

Bắt đầu cho trẻ ăn dặm như thế nào?

Theo nhiều mẹ bầu học hỏi kinh nghiệm của mẹ và bà nên cho trẻ ăn dặm bằng cách nghiền nhỏ thức ăn hoặc dùng các loại bột ngũ cốc. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại chưa một nghiên cứu nào chứng minh được trẻ trong giai đoạn ăn dặm nên ăn món gì là tốt nhất. Do đó bên cạnh việc cai sữa dần dần các mẹ nên kết hợp cho trẻ dùng thêm một số loại thực phẩm nghiền hoặc xay nhuyễn như: các loại đậu, khoai, chuối, táo, đào, lê,...

Khi trẻ đói hãy cho trẻ bú một tí sau đó đút từ 1-2 muỗng thức ăn nghiền nát để tập cho trẻ ăn dần. Chú ý nên chọn muỗng nhựa mềm dẻo, không khía cạnh và sắc nhọn để tránh ảnh hưởng đến nướu và lợi của trẻ. Khi đút không nên vội vàng mà chỉ nên đút từng thìa một với lượng vừa phải.

Nếu thấy trẻ đẩy ra hoặc không hợp tác, chỉ ngửi hoặc nếm một tí rồi nhè ra, thì các mẹ không nên ép mà chờ đến khi con đòi mới tiếp tục cho ăn lại. Không nên cho bột ngũ cốc loãng vào bình sau đó cho con bú, vì như vậy sẽ tập cho trẻ thói quen bú bình và không ý thức được ăn phải dùng muỗng và buộc phải ngồi vào bàn.

Khi bắt đầu tập ăn dặm, nên cho trẻ ăn bất kỳ thời điểm nào đói. Còn lúc con bực bội, khó chịu hoặc ốm các mẹ tốt nhất không nên ép con ăn. Lúc đầu tập ăn, trẻ hầu như không ăn gì, sau đó được vài muỗng và sẽ ăn nhiều hơn, vì một vài bé buộc phải làm quen với thức ăn, đây cũng là một cách để trẻ học được cách ngậm, nhai và giữ thức ăn trong miệng.

Sau một thời gian trẻ sẽ bắt đầu quen dần, mẹ có thể bắt đầu giảm lượng nước và cho trẻ ăn sền sệt hơn một tí. Khi trẻ đã ăn nhiều hơn nên tăng thêm một vài cữ ăn dặm trong ngay.

Làm thế nào để biết trẻ đã ăn no?

Tùy độ tuổi và tùy giai đoạn mà trẻ có thể dùng lượng thức ăn khác nhau, trên thực tế cũng không có tiêu chí cụ thể nào để phát hiện trẻ đã no hay chưa. Do đó khi đang ăn trẻ ngã ngửa ra sau, quay hoắc mặt đi, nhè hoặc ngậm thức ăn, chơi đùa với muỗng hoặc ngậm chặt miệng thì có thể trẻ đã no và không muốn ăn nữa. Cũng không nên thấy con ăn được nhiều rồi đút liên tục vì trẻ cũng cần thời gian để trẻ tập nhai và nuốt.

Khi đang ăn trẻ ngã ngửa ra sau, quay hoắc mặt đi, nhè hoặc ngậm thức ăn, chơi đùa với muỗng hoặc ngậm chặt miệng thì có thể trẻ đã no và không muốn ăn nữa

Trẻ đã ăn dặm có nên cho bú thêm sữa mẹ hoặc sữa bình?

Theo các chuyên gia để đảm bảo cho sự phát triển của bé mẹ không nên ỉ lại việc con đã biết ăn mà ngưng uống sữa, vì bé cần uống sữa cho đến khi tròn 12 tháng tuổi. Trong sữa có nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như vitaim A, C, sắt và protein ở dạng dễ tiêu hóa rất cần thiết cho trẻ, mà thức ăn dặm khó lòng mà bù đắp được. Do đó chị em nên chủ động vừa tập ăn dặm và vừa kết hợp cho trẻ sử dụng sữa sao cho phù hợp.

Bài tập làm quen với thức ăn của trẻ sơ sinh

Mẹ nên cho trẻ làm quen với thức ăn thật chậm rãi, mỗi lần chỉ nên bắt đầu cho ăn một loại sau đó khoảng 2-3 ngày lại thay thế một loại mới. Tập dần như vậy vừa giúp trẻ thích nghi vừa có thể phát hiện trẻ thích ăn loại nào, bị dị ứng và không vừa miệng loại thực phẩm nào.

Nếu dùng một loại thức ăn bất kỳ phát hiện trẻ bị tiêu chảy, nôn mửa, nổi mày đay, thở khò khè, mặt sưng bất thường,... đây chính là dấu hiệu trẻ bị dị ứng tốt nhất chị em không nên cho trẻ sử dụng những thực phẩm này nữa. Bên cạnh đó nếu gia đình có tiền sử dị ứng bố mẹ cũng nên cẩn thận.

Nếu trường hợp trẻ bị dị ứng các mẹ nên ngưng loại thức ăn đó ngay và chờ ít nhất một tuần mới bắt đâu tập cho trẻ ăn một loại thức ăn mới. Một số loại thực phẩm thường gây dị ứng ở trẻ sơ sinh gồm đậu nành, sữa tươi, trứng, lúa mì và cá nên các mẹ phải đặc biệt chú ý khi cho trẻ sử dụng những loại thực phẩm này.

Quá trình tập ăn của trẻ các mẹ cần làm đúng tuần tự như sau:

- Giai đoạn 1: Thức ăn nghiền thật mịn và hơi lỏng

- Giai đoạn 2: Thức ăn xay nhỏ, hơi sền sệt

- Giai đoạn 3: Thức ăn được xắt nhỏ vừa miệng.

Trong giai đoạn cho trẻ sử dụng các loại ngũ cốc thỉnh thoảng các mẹ nên thêm vài muỗng trái cây xay nhuyễn, vừa giúp tăng cường các loại dưỡng chất và tập cho trẻ làm quen với trái cây, lại vừa đảm bảo trẻ không bị bỡ ngỡ khi chuyển sang giai đoạn tập ăn rau củ và hoa quả.

Một lưu ý nhỏ nếu các mẹ sử dụng thức ăn dặm được chế biến sẵn cho trẻ nhỏ, khi sử dụng nên múc ra chén hoặc đĩa nhỏ rồi bón cho trẻ, không nên múc trực tiếp trong hộp, vì rất có thể vi khuẩn từ miệng trẻ sẽ bám vào thức ăn còn thừa, làm hư hỏng và không thể sử dụng. Bên cạnh đó những loại chế phẩm này khi đã bóc hộp và bảo quản trong tủ lạnh sau hai ngày cũng nên vứt đi, không nên tiếc dùng lại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Một số bà mẹ rỉ tai nhau khi tập cho trẻ ăn dặm chỉ nên dùng rau củ, tránh sử dụng trái cây, vì sợ trẻ nghiện độ ngọt. Tuy nhiên đây là một thông tin không có cơ sở, vì phần lớn trẻ nhỏ dù trong độ tuổi nào cũng đều rất thích đồ ngọt. Vậy nên các mẹ không cần bận tâm điều này và cũng không được đánh đồng mẹ không thích trẻ cũng không muốn ăn. Đồng thời tránh để trẻ ăn những loại thực phẩm dễ gây nghẹn.

Mách mẹ 4 cách nấu bột ăn dặm cho bé

1. Bột hạt sen

Nguyên liệu chuẩn bị:

- 20g hạt sen

- 4 muỗng bột gạo

- 1 muỗng dầu ăn dành riêng cho trẻ

- 10g bông bí bỏ nhụy

- 250ml chén nước vừa đủ

Cách thực hiện:

Bước 1: Hạt sen mua về bỏ tim, sau đó rửa sạch mang đi hấp thật chín và tán nhuyễn với một ít nước lọc.

Bước 2: Bông bí bỏ nhụy, cũng mang đi rửa sạch, luộc kỹ và xay nhuyễn.

Bước 3: Dùng 2/3 nước sôi để nguội khuấy bột, sau đó cho hạt sen xay nhuyễn vào đun với lửa nhỏ, lưu ý luôn khuấy đều tay để tránh bị khét và vón cục. Cuối cùng cho bông bí đỏ vào và tắt bếp.

Bước 4: Tiếp đến cho một muỗng dầu ăn em bé vào nồi cháo, sau đó lại khuấy đều, để nguội và cho trẻ ăn lúc còn ấm nóng.

2. Bột thịt bằm bí đỏ

Món bột thịt bằm bí đỏ bổ dưỡng cho trẻ ăn dặm

Nguyên liệu chuẩn bị:

- 30g bột gạo

- 20g bí đỏ

- 20g thịt lợn (chọn thịt lợn nạc)

- 1 muỗng dầu ăn cho trẻ nhỏ

- 250ml nước (khoảng 1 chén là vừa đủ

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế thịt lợn, chọn thịt lợn nạc, không gân và mỡ, rửa sạch sâu đó băm nhuyễn. Trộn thịt lợn với khoảng 1/3 chén nước, khuấy tan tránh để thịt vón cục. Tiếp đến nấu thịt trên lửa nhỏ, khi thịt chín đem cho vào máy xay nhuyễn.

Bước 2: Bí đỏ gọt bỏ phần vỏ, rửa sạch và thái thành từng miếng nhỏ. Tiếp đến hấp hoặc luộc, sau khi chín mang đi nghiền cho thật nhuyễn.

Bước 3: Dùng 30g bột gạo với nước ấm theo tỉ lệ (1tinh bột gạo:6 phần nước)

Bước 4: Cho thịt lợn, bí đỏ vào cháo và đun lửa nhỏ. Lưu ý luôn phải khuấy thật đều tay. Sau 3 phút có thể tắt bếp

Bước 5: Cho dầu ăn trẻ em vào hỗn hợp vừa nấu trộn thật đều. Để nguội kiểm tra độ nóng và mẹ có thể mang cho trẻ sử dụng

3. Bột đậu xanh

Nguyên liệu chuẩn bị:

- 30g bột gạo

- 20 bí đỏ

- 20g đậu xanh

- 1 muỗng dầu ăn cho trẻ em

- 250ml nước

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế đậu xanh – ngâm đậu xanh trong nước ấm tầm 30 phút, sau đó chà sát và đãi bỏ phần vỏ. Rửa lại bằng nước sạch và để ráo.

Sơ chế bí đỏ - gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch và cắt thành từng đoạn nhỏ

Nấu cháo cho trẻ - bột gạo và nước ấm theo tỉ lệ 1:6

Bước 2: Mang đậu xanh, bí đỏ mang đi hấp hoặc luộc cho chìn nhừ và tán nhuyễn. Tiếp đến khuấy đều với khoảng 1/3 chén nước (khoảng 80ml)

Bước 3: Cho hỗn hợp đậu xanh, bí đỏ vào nồi cháo đã chuẩn bị, tiến hành đun nhỏ lửa, khuấy đều tay để cháo không bị cháy, vón cục hay chín không đều. Sau khi cảm thấy các thành phần đã hòa quyện vào nhau các mẹ có thể tắt bếp.

Bước 4: Cho vào nồi 1 muỗng dầu ăn dành riêng cho trẻ em hoặc tinh dầu cá, dầu oliu,.... Sau dó trộn đều và kiểm tra độ nóng của cháo (thử trên cổ tay) là có thể mang cho trẻ dùng ngay.

4. Bột tôm kết hợp rau mồng tơi

Công thức nấu bột tôm mồng tơi cực bổ dưỡng cho con

Nguyên liệu chuẩn bị:

- 40g gạo (có thể là gạo lức)

- 10g tôm sú

- 10g thịt cua

- 5g mồng tơi

- 10g mướp

- 5ml dầu ăn dành cho trẻ nhỏ: dầu dừa, dầu cá, dầu gấc, dầu oliu,...

- 250ml nước

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế tôm sú – chọn tôm còn sống, vỏ trơn và bóng. Sau đó lột vỏ, bỏ đường chỉ sống lưng, rửa thật sạch và mang đi băm nhuyễn

Sơ chế thịt cua – chọn mua cua còn sống, yếm còn bám chắc. Mang cua đi rửa sạch, luộc với muối và gừng khoảng 15 phút. Cua chín các mẹ nhanh tay gỡ lấy phần thịt, dùng tay bóp nát để tránh còn vỏ vụn và cuối cùng là băm nhuyễn

Sơ chế mông tơi: Chỉ lấy ngọn và lá tươi non, rửa sạch và thái nhỏ

Sơ chế mướp: Mướp gọt vỏ, rửa sạch và xay nhuyễn

Bước 2: Trộn tôm với 1/3 chén nước đã chuẩn bị, khuấy đều tay và đun trên lửa nhỏ. Chờ đến khi tôm chín các mẹ có thể mang đi xay nhuyễn lần nữa.

Bước 3: Mướp và mồng tơi mang đi hấp chín và cho vào máy xay nhuyễn

Bước 4: Trôn bột gạo với nước ấm, sau đó cho hỗn hợp cua, mướp và mồng tơi vào đun trên lửa nhỏ. Lưu ý khuấy cho thật đều tay, sau khoảng 3 phút có thể tắt bếp và cho vào 1 muỗng dầu ăn dành cho trẻ nhỏ, khuấy đều, để nguội và mang cho trẻ dùng lúc còn ấm.

Ngoài việc học cách nấu những món bột ăn dặm cho bé trên đây, để bảo vệ sức khỏe cho bé các mẹ còn phải ghi nhớ những điều sau đây:

1. Không cho trẻ uống nước cam đặc

2. Nên cho trẻ sử dụng dầu ăn phù hợp

3. Hầm xương chưa chắc đã nhiều chất dinh dưỡng

4. Không nên cho trẻ ăn quá mặn hay quá nhiều đạm

5.

Tuyệt đối không hâm đi hậm lại thức ăn quá nhiều lần.

Simon

Theo Tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/cong-thuc-nau-bot-an-dam-cho-be-vua-ngon-vua-bo-duong-25996/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY