12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

COVID-19 khiến lượng đường trong máu tăng lên dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe

Khi nói đến COVID-19, bên cạnh việc ảnh hưởng đến những người khỏe mạnh, nó còn gây ảnh hưởng nặng nề đến những người mắc các bệnh mãn tính từ trước như bệnh tim mạch, ung thư và thậm chí là tiểu đường.

Những phát hiện gần đây cho thấy loại coronavirus mới có thể khiến lượng đường trong máu của một người tăng lên dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.

Tăng đường huyết, đặc điểm cốt lõi của bệnh tiểu đường, có liên quan đến tình trạng viêm và suy yếu khả năng miễn dịch chống lại nhiễm trùng, và được công nhận là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với bệnh COVID-19 nghiêm trọng.

COVID-19 gây tăng đường huyết bằng cách làm gián đoạn việc sản xuất adiponectin của các tế bào mỡ.

Tuy nhiên, các bác sĩ sau đó bắt đầu tìm ra bằng chứng cho thấy COVID-19 cũng có liên quan đến tăng đường huyết ở những bệnh nhân không có tiền sử bệnh tiểu đường.

Trong nghiên cứu được báo cáo trên tạp chí Cell Metabolism, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng COVID-19 gây tăng đường huyết bằng cách làm gián đoạn việc sản xuất adiponectin của các tế bào mỡ, một hormone được sản xuất bởi các tế bào mỡ thường có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường bằng cách tăng cường độ nhạy insulin.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Chúng ta thường không nghĩ rằng các tế bào mỡ hoạt động rất tích cực, nhưng trên thực tế, chúng tổng hợp nhiều protein bảo vệ cho cơ thể và có vẻ như SARS-CoV-2 có thể vô hiệu hóa khả năng bảo vệ đó ở nhiều bệnh nhân”.

Trong nghiên cứu mới này, nhóm nghiên cứu đã phân tích hồ sơ của 3.854 bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 trong vài tháng đầu tiên của đại dịch ở Mỹ. Họ phát hiện ra rằng một tỷ lệ cao đáng kể (49,7%) trong số những bệnh nhân này có biểu hiện tăng đường huyết hoặc phát triển trong thời gian nằm viện.

So với những bệnh nhân có lượng đường trong máu bình thường, những bệnh nhân tăng đường huyết có nguy cơ bị rối loạn chức năng phổi nghiêm trọng (hội chứng suy hô hấp cấp hay ARDS) cao gấp 9 lần, thở máy cao gấp 15 lần và nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần. Các xét nghiệm sâu hơn cũng cho thấy rằng các bệnh nhân ARDS COVID-19 bị sụt giảm nghiêm trọng nồng độ adiponectin trong máu.

Tăng đường huyết cũng xảy ra ở những bệnh nhân bị cúm nặng hoặc viêm phổi do vi khuẩn, chủ yếu là do chết hoặc rối loạn chức năng của các tế bào beta sản xuất insulin, là hormone chính điều chỉnh lượng đường trong máu.

Tăng đường huyết ở bệnh nhân COVID-19 chủ yếu là do kháng insulin.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết: “Ngược lại, tăng đường huyết ở bệnh nhân COVID-19 chủ yếu là do kháng insulin, trong đó insulin có nhưng các mô mà nó hoạt động bình thường không còn nhạy cảm với nó nữa”.

Đặc biệt, những bệnh nhân béo phì dễ bị tổn thương hơn với COVID-19 vì họ có thể đã bị kháng insulin và rối loạn chức năng tế bào mỡ ở một mức độ nào đó, và các tế bào mỡ của họ dễ bị nhiễm trùng hơn.

Các bác sĩ khuyến cáo tất cả mọi người đủ điều kiện nên tiêm vaccine ngừa COVID-19 ngay để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh, đặc biệt là bệnh nặng và các biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong.

Xem thêm:

Chuyên gia Nhật Bản: Sau 1 năm, F0 khỏi COVID-19 vẫn có kháng thể cao chống lại nCoV

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/covid-19-khien-luong-duong-trong-mau-tang-len-dan-den-cac-bien-chung-nguy-hiem-cho-suc-khoe-32273/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY