12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

COVID - 19: Lây nhiễm chéo là gì? Mức độ nguy hiểm và cách thức phòng ngừa?

Các nhà khoa học có uy tín đã đưa ra những thông tin để chúng ta hiểu rõ hơn về mức nguy hiểm của dịch bệnh Covid-19, nếu để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Lây nhiễm chéo là gì?

Lây nhiễm chéo là sự lây truyền của vi sinh vật có hại (thường là vi khuẩn và virus) giữa người với người, từ các dụng cụ thiết bị sang người hoặc có thể xảy ra bên trong cơ thể.

Lây nhiễm chéo có thể diễn ra do: vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, virus.

Những vi sinh vật này lây lan qua các con đường:

Người bệnh ho và hắt hơi.

Sự tiếp xúc trực tiếp giữa người với người.

Chạm vào bề mặt bị nhiễm trùng.

Thiết bị y tế chưa được tiệt trùng.

Giường ngủ không sạch sẽ.

Sử dụng các ống thông hay dây truyền trong một thời gian dài.

Mức độ nguy hiểm của lây nhiễm chéo?

Trong trường hợp nếu xảy ra lây nhiễm chéo trong bệnh viện thì sẽ rất nguy hiểm. Bởi nếu lây từ người bệnh sang người bệnh thì rất dễ diễn biến nặng, thậm chí tử vong, bởi một người phải nằm viện sức đề kháng vốn đã yếu, lại mắc sẵn bệnh lý thì đó là điều rất nguy hiểm.

Đối với nhân viên y tế và các lực lượng khác, khi bị lây nhiễm chéo điều mất mát đầu tiên đó chính là thiếu hụt nguồn nhân lực phòng và chữa bệnh. Hơn nữa, sau nhiều ngày căng mình chống dịch, sức khỏe các nhân viên y tế cũng giảm sút nên virus vào cơ thể rất dễ tấn công, gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Covid-19: Tránh lây nhiễm chéo bằng cách nào?

Xét nghiệm là biện pháp sàng lọc

Xét nghiệm những người cách ly là một biện pháp để sàng lọc, giám sát những người có nguy cơ mắc COVID-19.

3-4 ngày sau khi lấy mẫu xét nghiệm, kết quả sẽ được thông báo. Có thể vì lý do nào đó đơn vị xét nghiệm chưa thể thông báo đến từng người đang được cách ly.

Trường hợp nhận thông báo chậm thường có kết quả âm tính. Người nhà nên yên tâm để người thân mình tiếp tục cách ly đủ 14 ngày theo quy định.

Hiện tại, nếu người cách ly dương tính COVID-19 sẽ được chuyển đến nơi điều trị, không còn được ở nơi đang cách ly và không chỉ cá nhân họ, cả người tiếp xúc gần (F1, F2, F3) đều đã được cách ly tập trung.

Kịp thời kiểm soát "đầu vào" của người nhập viện

Để hạn chế lây nhiễm chéo phải kiểm soát "đầu vào" của người nhập viện. Việc này đang được thực hiện tốt trong mùa dịch COVID-19 như đo thân nhiệt, lấy mẫu xét nghiệm nhanh ở sân bay, khai báo thông tin y tế...

Giải pháp cách ly tập trung là rất kịp thời. Điều vô cùng quan trọng là phải cung cấp đầy đủ các dụng cụ bảo hộ, trang thiết bị y tế cho nhân viên y tế.

Ngoài ra, để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm từ người sang người, mỗi người đều phải có ý thức bảo vệ bản thân, cộng đồng. COVID-19 có thể lây truyền qua dịch tiết hầu họng khi tiếp xúc gần người bệnh.

Hiện tại, nếu ai mắc COVID-19 sẽ được cách ly để điều trị, không được ở nơi đang cách ly tập trung. Nếu mắc COVID-19 thì không chỉ cá nhân người bệnh mà cả người tiếp xúc gần (F1, F2, F3) đều phải được cách ly xét nghiệm theo quy định.

Quỳnh Hoa

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/covid--19-lay-nhiem-cheo-la-gi-muc-do-nguy-hiem-va-cach-thuc-phong-ngua-28971/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY