Bác sĩ Từ Thành Trí Dũng, Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết như trên và chia sẻ dịch bệnh kéo dài cũng ảnh hưởng đến đời sống T*nh d*c của nam giới không mắc Covid.
Căng thẳng, stress trong một thời gian dài khiến cơ thể nam giới sinh ra hormone cortisol, được coi là tác nhân làm sụt giảm testosterone và nitric oxide - hai yếu tố đóng vai trò quan trọng trong đời sống S*nh l*. E ngại về dịch bệnh còn có thể khiến nam giới trì hoãn đi khám những vấn đề nam khoa. Trong khi đó, càng chậm trễ thì hiệu quả điều trị tình trạng suy giảm S*nh l* nam càng thấp.
Các nghiên cứu cho thấy nCoV ảnh hưởng đến chức năng Sinh d*c nam. Theo các nhà khoa học, cơ chế gây bệnh của nCoV dựa trên cấu trúc protein gai gắn với thụ thể (protein) ACE 2 nằm trên màng tế bào, từ đó xâm nhập vào các tế bào trong cơ thể con người. Thụ thể ACE 2 hiện diện rất nhiều ở màng tế bào niêm mạc miệng, phổi, tim, các cơ quan khác gồm cơ quan Sinh d*c, buồng trứng, nội mạc tử cung ở nữ và tinh hoàn ở nam. Nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Trung tâm Y tế Cleveland, Ohio, Mỹ, cho thấy nCoV được phát hiện trong tinh hoàn của các bệnh nhân nam.
Cấu trúc tinh hoàn bệnh nhân Covid-19 quan sát dưới kính hiển vi điện tử cho thấy có sự hiện diện của nCoV (mũi tên màu xanh) trong các tiểu quản sinh tinh. Ảnh: The World Journal of Men's Health
Ở nam giới, tinh hoàn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản và đời sống S*nh l*, là nơi sản xuất tinh trùng và khoảng 95% lượng hormone testosterone. Tinh hoàn bị tổn thương, khả năng sản sinh hormone Sinh d*c và tinh trùng sẽ bị ảnh hưởng.
Theo một báo cáo tổng hợp từ 60 nghiên cứu tại nhiều quốc gia, nam giới mắc Covid-19 có nguy cơ rối loạn cương dương cao gấp 5 lần người không mắc. Trong thời gian đại dịch, có sự gia tăng đáng kể các bệnh lý về nam khoa và rối loạn cương dương so với trước khi có đại dịch. Một trong những nguyên nhân góp phần gây nên tình trạng này đó là sự suy giảm testosterone.
Đồng thời, khi nhiễm virus, tình trạng viêm của cơ thể nguy cơ gây nên sự hình thành các cục máu đông nhỏ và tổn thương tại niêm mạc mạch máu. Điều này có thể làm giảm lưu lượng máu ở động mạch, gây trở ngại quá trình cương dương. Với các tác động kể trên, khi mắc Covid-19, nam giới dễ bị giảm khả năng T*nh d*c như giảm ham muốn, rối loạn cương dương, dẫn đến các vấn đề về sinh sản như giảm tỷ lệ thụ thai.
Theo bác sĩ Trí Dũng, nam giới gặp trục trặc về sức khỏe T*nh d*c nên thay đổi lối sống theo cách tích cực như tập luyện thể dục, sinh hoạt ăn ngủ điều độ, không thức khuya, không lạm dụng các chất kích thích, bia rượu...
Để cải thiện đời sống S*nh l*, nên duy trì chế độ ăn uống đảm bảo đủ các nhóm chất (nhất là thịt cá, dầu omega 3), rau xanh và chất xơ, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh để kiểm soát cân nặng. Xây dựng và duy trì chế độ tập luyện, có thể ở ngoài trời, trong nhà hoặc phòng gym. Bất cứ môn nào nếu được tập luyện đúng kỹ thuật và thời lượng đều tốt cho cơ thể người đàn ông. Trong đó, các môn tập tạ, chạy nước rút được coi là cách để thúc đẩy cơ thể sản sinh testosterone nhanh hơn.
Người gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn, cần được bác sĩ về nam khoa khám để chẩn đoán đúng tình trạng và điều trị nếu cần thiết, không nên có tâm lý "chờ hết dịch rồi tính tiếp" vì có thể làm cho vấn đề trầm trọng hơn. Song song đó, bổ sung sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc từ thiên nhiên nhằm hỗ trợ cơ thể sản sinh testosterone nội sinh và nitric oxide, như Eurycoma Longifolia, chiết xuất thông biển Pháp và tinh chất hàu đại dương...
Chủ đề liên quan:
di chứng Covid-19 hậu Covid-19 Phổ biến kiến thức Thường thức về sức khỏe yếu sinh lý