Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Covid-19 ở Việt Nam sáng 7/5: Không có ca mắc mới, chỉ còn 17 ca xét nghiệm dương tính

(MangYTe) Bản tin lúc 6h ngày 7/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết, đến sáng nay không có ca mắc mới Covid-19. Trong số 39 ca đang điều trị hiện chỉ còn 17 ca có kết quả xét ngiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
covid 19 o viet nam sang 75 khong co ca mac moi chi con 17 ca xet nghiem duong tinh

Số ca mắc:

- Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 7/5: Như vậy, Việt Nam đã bước vào ngày thứ 21 không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

- Tính đến 7h ngày 7/5: Việt Nam có tổng cộng 131 ca mắc được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

- Tính từ 18h ngày 6/5 đến 6h ngày 7/5: 0 ca mắc mới.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 20.942, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 169

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 6.469

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 14.304

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị- Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, đến thời điểm này, trong số 271 ca bệnh Covid-19, Việt Nam đã chữa khỏi/cho xuất viện 232 bệnh nhân, chiếm 86% tổng số ca bệnh ở nước ta.

Hiện 39 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại các cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định.

Về sức khoẻ của các bệnh nhân Covid-19 nặng là BN161 và BN19 hiện đang tiến triển tốt lên. Cả hai bệnh nhân này hiện đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

Riêng bệnh nhân 91 là nam phi công người Anh đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh hiện vẫn đang trong tình trạng rất nguy kịch. Theo thông tin từ bệnh viện, hiện bệnh nhân nằm yên, dùng Thu*c an thần, không sốt, tràn khí màng phổi phải, chảy máu nơi ống dẫn lưu màng phổi lượng 300ml, màu hồng lợt. Xét nghiệm SARS-CoV-2 gần đây nhất cho kết quả âm tính.

Từ thời điểm nhập viện đến nay, bệnh nhân đã ở ngày thứ 50 trong quá trình điều trị, trong đó có 31 ngày điều trị ECMO, tình trạng bệnh liên tục có diễn tiến nặng, đe dọa tính mạng.

Dưới sự hỗ trợ chuyên môn từ Bộ Y tế, bệnh nhân đang được Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới và Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp điều trị bằng các kỹ thuật hiện đại nhất gồm ECMO, thở máy, lọc máu… Các bác sĩ chưa thể nhận định được khả năng phục hồi của người bệnh.

Tiểu Ban Điều trị cũng cho biết, tính đến sáng ngày 7/5, trong số 39 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ, hiện đã có 16 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 6 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2. Hiện chỉ còn lại 17 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2

Liên quan đến vấn đề sản xuất vaccine phòng chống dịch Covid-19, Công ty TNHH MTV Vaccine và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH - Bộ Y tế) - đơn vị đang phát triển vaccine ngừa Covid-19 - cho biết, đến nay các nhà khoa học đã “cài” được kháng nguyên virus SARS-CoV-2 vào vaccine, tiến hành tiêm thử nghiệm vaccine trên chuột để theo dõi tính sinh miễn dịch.

Đến nay tròn 10 ngày, chuột thí nghiệm khoẻ mạnh, tiếp tục theo dõi các đáp ứng miễn dịch trong giai đoạn 1, có thể nói là thành công bước đầu của nghiên cứu. Công nghệ này tuy khó khăn ở bước đầu để tạo ra protein đáp ứng miễn dịch nhưng các bước sau sẽ nhanh hơn so với công nghệ tổng hợp gien, giúp rút ngắn thời gian phát triển và sản xuất vaccine.

Các mẫu máu trên chuột thí nghiệm sẽ được chuyển đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương để đánh giá về tính đáp ứng miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2. Nếu đáp ứng miễn dịch tốt tức là tính kháng nguyên của chủng vaccine hoạt động tốt.

Sau đó, vaccine phòng Covid-19 sẽ tiếp tục được nghiên cứu để xây dựng quy trình sản xuất, định liều, thử nghiệm chính thức trên động vật nhằm đánh giá thêm về tính đáp ứng miễn dịch cũng như khả năng bảo vệ của dự tuyển vaccine này. Cuối cùng là thử nghiệm trên người ở nhóm nhỏ và nhóm lớn.

Chu Văn

(theo Bộ Y tế)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo quốc tế (https://baoquocte.vn/covid-19-o-viet-nam-sang-75-khong-co-ca-mac-moi-chi-con-17-ca-xet-nghiem-duong-tinh-115081.html)

Tin cùng nội dung

  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY