12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Cứ tiếp tục thói quen vừa đi vệ sinh vừa sử dụng điện thoại, bạn sẽ phải nếm trái đắng

Hiện nay, rất nhiều người có thói quen vừa đi vệ sinh vừa mang điện thoại vào để lướt web chơi game mà không hề biết rằng hành vi này có thể khiến bạn có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.

Việc duy trì một tư thế ngồi trong thời gian quá lâu, làm hạn chế tuần hoàn máu trong cơ thể, cộng với việc nhà vệ sinh đóng kín, gây thiếu hụt ôxy trong não đột biến, có thể đến hiện tượng đột quỵ và bại liệt.

Theo các chuyên gia, những người hay dùng điện thoại trong nhà vệ sinh cần sớm chấm dứt thói quen này, bởi đây là một trong những nguyên nhân gây những bệnh nguy hiểm sau:

1. Ảnh hưởng đến đại não

Bằng chứng là việc mải mê sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh khiến bạn quên đi vấn đề thời gian, rất nhiều người có thói quen ngồi trong đó rất lâu, thậm chí là hàng giờ đồng hồ. Trong tư thế bất lợi, khó chịu và không hề có chỗ dựa, cộng thêm sự tập trung và chăm chú quá mức vào màn hình khiến máu bị dồn ứ lại, không thể lưu thông tốt, dẫn đến hiện tượng choáng váng, xây xẩm mặt mày do máu không kịp dồn lên não khi bạn đứng lên.

Nếu tiếp diễn tình trạng này nhiều lần sẽ dẫn đến thiếu máu lên não thường xuyên, gây suy giảm trí tuệ, sụt giảm trí nhớ, khiến não thoái hóa nhanh hơn.

2. Nhiễm khuẩn máu, suy thận, viêm phổi... vì dùng điện thoại khi đi vệ sinh

Chưa có một thống kê chính thức ở Việt Nam, nhưng khảo sát qua cho thấy rằng có tới trên 70% người sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh, một con số đáng báo động. Phần lớn mọi người cho rằng thói quen này vô hại, nhưng thực tế nó lại vô cùng nguy hiểm, bởi nó khiến bạn rước vào người hàng tá bệnh tật. Trong đó, nhiễm khuẩn Ecoli mà một nguy cơ hàng đầu.

Nguyên nhân là do, nhà vệ sinh là nơi chưa hàng triệu vi khuẩn Ecoli ẩn náu. Khi bạn bước vào nhà vệ sinh, vi khuẩn dễ dàng bám vào tay và các vật dụng trên cơ thể. Sau khi đi vệ sinh, bạn sẽ rửa tay sạch sẽ, quần áo sau một ngày sẽ được giặt sạch sẽ và phơi khô.

Tuy nhiên, chiếc điện thoại mà bạn mang theo vào nhà vệ sinh thì không hề được rửa hay giặt giũ. Vì thế mà vi khuẩn cứ bám mãi ở đó, tích tụ ngày qua ngay và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của bạn, khiến bạn mắc bệnh mà hoàn toàn không rõ lý do.

Không chỉ có vi khuẩn Ecoli mà còn hàng tá các loại vi khuẩn nguy hiểm khác cũng từ nhà vệ sinh bám vào điện thoại và theo bạn đi khắp nơi.

- Vi khuẩn Ecoli có thể gây tiêu chảy ra máu, nhiễm trùng máu, suy thận, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm màng não mủ, viêm phổi... có thể dẫn đến tử vong;

- Vi khuẩn Salmonella có thể gây tiêu chảy, viêm đường ruột, thương hàn, trong trường hợp khuẩn Salmonella lan từ ruột vào máu và các cơ quan khác thì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm;

- Vi khuẩn C. difficile có thể gây tiêu chảy, viêm ruột, có thể dẫn đến tử vong, các chuyên gia nhận định loại vi khuẩn này đang ngày càng trở nên nguy hiểm...

Vì thế đừng thắc mắc tại sao sức khỏe con người có vẻ như ngày càng yếu đi và dễ mắc bệnh hơn. Đơn giản là vì chúng ta đang có những thói quen xấu và dùng điện thoại khi đi vệ sinh là một trong số những điều tệ hại.

3. Gây bệnh trĩ

Hiện nay, trên lâm sàng đã chứng minh, thời gian dài ngồi trong nhà vệ sinh và bệnh trĩ có liên quan với nhau. Ngay cả khi cơ thể không bị táo bón, nhưng thường xuyên ngồi chơi điện thoại, đọc báo trong nhà vệ sinh dẫn đến thói quen đi đại tiện quá lâu, có thể thúc đẩy tái phát bệnh trĩ nhanh hơn.

4. Ảnh hưởng đến mắt

Ánh sáng trong nhà vệ sinh bình thường khá tối và không phù hợp để xem bất kỳ sản phẩm điện tử nào, đặc biệt là trẻ em, nếu khi đi vệ sinh nhìn vào điện thoại di động ở cự ly gần, nó có thể gây ra cận thị. Đối với người trưởng thành nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại trong một thời gian dài, rất dễ dẫn đến hội chứng khô mắt.

5. Thoái hóa đốt sống cổ

Khi đi vệ sinh, cơ thể vô tình sẽ nghiêng về phía trước, và áp lực lên đốt sống cổ sẽ lớn hơn, dẫn đến thay đổi độ cong của đốt sống cổ, có thể gây ra thoái hóa đốt ống cổ.

6. Ảnh hưởng khớp gối

Khớp gối phải chịu trọng lượng lớn nhất trong cơ thể con người. Áp lực mà khớp gối phải chịu khi con người nằm gần như bằng 0, khi đứng và di chuyển tăng lên gấp 2, khi chạy gấp 4 và khi ngồi xổm tăng lên 8 lần. Khi ngồi xổm chân vuông góc hướng xuống để xem điện thoại, xương đầu gối vượt quá đầu ngón chân, làm tăng góc của khớp gối, tăng lực lên dây chằng chéo sau và xương chày.

Bình thường các khớp được nối với nhau bằng dây chằng mô liên kết, dây chằng nằm ở hai đầu của cơ. Nếu lưu thông máu yếu, người sau khi ngồi xổm, dây chằng bên trong và bên ngoài bị căng thẳng nhất, làm tăng gánh nặng lên khớp và dây chằng.

7. Ảnh hưởng các chi dưới

Lưu lượng máu của các tĩnh mạch chi dưới của cơ thể con người, đòi hỏi sự co bóp của các cơ để hỗ trợ. Khi đi vệ sinh xem điện thoại vượt quá 15 phút, các cơ thời gian dài bất động, sự co bóp của cơ sẽ bị chậm lại, dẫn đến giảm tốc độ lưu thông máu của tĩnh mạch, rất dễ xuất hiện sưng tấy ở phần chân, và gây tê. Nếu thường xuyên duy trì thói quen xấu này, còn có thể hình thành huyết khối tĩnh mạch chi dưới, nếu như là huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới còn có thể dẫn đến tử vong.

8. Ảnh hưởng tâm lý

Việc chơi điện thoại trong nhà vệ sinh, đối với nhiều người là điều bình thường, nhưng nó sẽ gây ra một số vấn đề về tâm lý như "cản trở sự chú ý".

Việc chơi điện thoại trong nhà vệ sinh, đối với nhiều người là điều bình thường, nhưng nó sẽ gây ra một số vấn đề về tâm lý như "cản trở sự chú ý". Một lượng lớn thông tin vô hiệu xâm nhập vào não, làm suy yếu khả năng xử lý thông tin hữu ích của não và cuối cùng dẫn đến trí nhớ giảm sút.

Bất kể ngồi xổm, hay ngồi trên bệ đi vệ sinh, thì kiến nghị thời gian đi vệ sinh không quá 5 phút, người bị táo bón không quá 10 phút. Đối với những bệnh nhân đã bị trĩ, nên rút ngắn thời gian đại tiện, không nên quá 3 phút.

Hoài Nguyễn

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/cu-tiep-tuc-thoi-quen-vua-di-ve-sinh-vua-su-dung-dien-thoai-ban-se-phai-nem-trai-dang-26831/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY