12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Cứ vài hôm nhà lại đầy bụi bẩn, vậy bụi đến từ đâu và làm cách nào để ngăn ngừa tác hại?

Hầu hết mọi thứ trong nhà của chúng ta đều xuất hiện bụi. Nhưng chính xác bụi là gì và nó đến từ đâu

Bụi chứa nhiều loại hóa chất, bao gồm cả những hóa chất được liệt kê trong Công ước Stockholm của Liên Hợp Quốc về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, có liên quan đến một số bệnh ung thư, dị tật bẩm sinh, hệ miễn dịch và rối loạn sinh sản, dễ mắc bệnh và tổn thương hệ thần kinh hơn.

Bụi ở khắp mọi nơi. Nó lắng đọng trên tất cả các bề mặt trong môi trường tự nhiên cũng như bên trong nhà và các tòa nhà, nơi chúng ta dành khoảng 90% thời gian của mình.

Một số bụi là tự nhiên, đến từ đá, đất và thậm chí cả không gian. Tuy nhiên, các nghiên cứu tiết lộ bụi nhà có thể bao gồm các yếu tố nguy hiểm như: kim loại, nguyên tố phóng xạ, gen kháng thuốc kháng sinh (gen làm cho vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh), vi nhựa và hóa chất perfluorinated (PFAS) được tìm thấy trong bọt chống cháy, chất chống vết bẩn, nước giặt cho vải và thảm, một số bao bì và các nguồn khác.

Bụi bắt nguồn từ trong nhà

Một số ước tính cho thấy một phần ba các chất gây ô nhiễm nguyên tố vi lượng trong bụi gia đình bắt nguồn từ các nguồn bên trong nhà, phần còn lại di chuyển từ bên ngoài qua đường không khí, quần áo, vật nuôi, giày dép và những thứ tương tự.

Cơ thể con người và vật nuôi thường xuyên đóng góp các tế bào da chết và lông vào bụi. Bụi cũng được tạo thành từ côn trùng phân hủy, mẩu thức ăn, nhựa và đất. Bên cạnh đó, nấu nướng và hút thuốc trong nhà làm tăng thêm bụi mịn cùng với các chất gây ô nhiễm đáng lo ngại, có liên quan đến kết quả sức khỏe kém.

Hóa chất được sử dụng trong thuốc trừ sâu, trong quần áo và đồ đạc của chúng ta cũng kết hợp với bụi có trong nhà. Chất chống cháy độc hại được sử dụng trong vô số sản phẩm, bao gồm cả đồ ngủ của trẻ em và có thể biến chúng thành bụi.

Bụi lắng đọng trên tất cả các bề mặt trong môi trường tự nhiên cũng như bên trong nhà và các tòa nhà, nơi chúng ta dành khoảng 90% thời gian của mình - (Ảnh: Medicalxpress).

Bụi cũng chứa vi nhựa từ quần áo, bao bì, thảm và đồ nội thất. Chúng dễ dàng bị hít và ăn vào, đặc biệt là đối với trẻ em thường đưa tay vào miệng.

Hóa chất pefluorinated hoặc PFAS, được gọi là “hóa chất vĩnh cửu” —được sử dụng trong nhiều sản phẩm bao gồm mỹ phẩm và một số bề mặt chống dính. Những hóa chất này cũng có trong bụi nhà.

Bụi có nguồn gốc từ bên ngoài nhà

Khoảng 2/3 lượng bụi gia đình đến từ bên ngoài. Đất vườn và bụi đường bám vào giày hoặc bay vào trong những ngày gió. Các hạt bụi ngoài trời bám vào người và vật nuôi sau đó rơi trong nhà.

Cháy rừng, chất đốt nông nghiệp, khói xe, hoạt động xây dựng tạo ra bụi khí quyển dạng hạt mịn, có thể chứa các thành phần độc hại do ô nhiễm trong quá khứ. Bụi từ các mỏ và công nghiệp gần nơi sinh sống cũng dẫn đến việc trẻ em tiếp xúc với chất độc.

Các biện pháp ngăn ngừa tác hại của bụi trong nhà

Chúng ta có thể cố gắng ngăn bụi xâm nhập vào bên trong. Sử dụng thảm cửa và cởi giày trước khi vào trong nhà. Trẻ em hoặc vật nuôi bị dính bùn có thể được trải khăn tắm ở cửa và phải cởi bỏ quần áo làm việc dính bụi khi bước vào.

Chúng ta cũng cần lựa chọn một cách khôn ngoan loại hóa chất nào cho phép vào nhà của mình và cách chúng được sử dụng. Giảm sử dụng nhựa, thuốc xịt côn trùng và chất chống thấm sẽ giúp giảm tải hóa chất. Bỏ các sản phẩm kháng khuẩn không cần thiết. Một miếng vải ẩm với xà phòng hoặc chất tẩy rửa cũng hữu ích để làm sạch bề mặt.

Chúng ta có thể cố gắng ngăn bụi xâm nhập vào bên trong - (Ảnh: Medicalxpress).

Hút bụi thường xuyên sẽ giúp ích rất nhiều. Máy hút bụi được trang bị bộ lọc hạt mịn (chẳng hạn như bộ lọc HEPA) có hiệu quả hơn trong việc loại bỏ bụi gây dị ứng. Lau bụi bằng khăn khô hoặc khăn lau lông vũ có khả năng làm bụi bay trở lại không khí, vì vậy hãy sử dụng khăn ẩm để thay thế.

Bụi nhà là một phần của cuộc sống. Ngay cả trong những ngôi nhà kín, nó vẫn sẽ đọng lại từ bầu không khí trong nhà, rò rỉ từ phào trần và không gian áp mái, và thấm vào các khu vực sinh sống qua các vết nứt xung quanh cửa sổ và cửa ra vào. Bất kỳ hạt bụi bẩn, khói, sợi hoặc vật liệu nghiền nào đi vào không khí cuối cùng sẽ trở thành bụi.

Xem thêm:

Cô gái xinh đẹp phát hiện ung thư máu ở tuổi 28, nguyên nhân nào gây ra căn bệnh này?

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/cu-vai-hom-nha-lai-day-bui-ban-vay-bui-den-tu-dau-va-lam-cach-nao-de-ngan-ngua-tac-hai-32279/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY