12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Cúm mùa đang gia tăng trong mùa đông năm nay, phòng tránh thế nào cho hiệu quả?

Cúm mùa hiện đang là căn bệnh đe dọa nhiều người trong mùa đông này. Chỉ tính riêng 2 tháng qua, Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em (Bệnh viện Nhi Trung ương) ghi nhận tới 820 ca nhập viện vì cúm và hiện tại đang điều trị cho khoảng 50 bệnh nhi mắc cúm mùa.

Cúm mùa là gì?

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp. Biểu hiện của bệnh này là sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, ho... và chủng cúm phố biến nhất là cúm A và cúm B, thường có thể tự khỏi sau khoảng 2-7 ngày.

Bệnh cúm mùa phổ biến vào mùa đông vì hầu hết mọi người đều ở trong nhà nhiều hơn với các cửa sổ đóng kín. Nhiều khả năng họ sẽ hít thở không khí chứa virus cúm do người cùng phòng mắc bệnh hoặc virus tồn tại sẵn trong môi trường. Điều này khiến virus dễ lây lan hơn, chưa kể virus cúm sống sót tốt hơn ở vùng khí hậu lạnh, khô hơn và do đó có thể lây nhiễm cho nhiều người hơn.

Mùa đông ngày ngắn lại thiếu ánh sáng mặt trời dẫn đến hàm lượng vitamin D và melatonin trong cơ thể giảm làm cho khả năng chống lại virus cúm bị yếu đi.

Cúm mùa có thể xảy ra với mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, những người từ 65 tuổi trở lên, người mắc bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường, tim mạch..., phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi và đặc biệt là dưới 2 tuổi rất dễ gặp biến chứng liên quan đến cúm mùa nếu không may mắc bệnh.

Cúm mùa có thể xảy ra với mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi.

Biến chứng cúm mùa

Việc điều trị cúm mùa chủ yếu là điều trị triệu chứng, nghỉ ngơi, cách ly phòng lây nhiễm, sau vài ngày sẽ tự khỏi. Để hạ sốt, chỉ dùng paracetamol khi sốt trên 38oC, không dùng thuốc nhóm salicylate như aspirin để hạ sốt trong bệnh cúm vì có nguy cơ gây hội chứng Reye nguy hiểm với bệnh nhân.

Ngoài ra, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý với những thức ăn dễ tiêu và uống nhiều nước, ăn hoa quả, bổ sung các vitamim và cân bằng nước điện giải.

Tuy nhiên, bệnh cúm dễ biến chứng sang viêm đường hô hấp, nhất là ở trẻ em có sức đề kháng kém. Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch…, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm phổi, dễ bị biến chứng...

Với trẻ em, những dấu hiệu sau sẽ cảnh báo khẩn cấp bệnh cúm mùa: thở nhanh hoặc khó thở, môi xanh mặt xanh nhợt nhạt, đau ngực, sốt cao trên 40 độ C, động kinh...

Còn với người lớn, khi gặp những triệu chứng sau nghĩa là đang gặp biến chứng cúm mùa: Thở ngắn hoặc khó thở, đau hoặc áp lực dai dẳng ở ngực, bụng, chóng mặt, đau cơ nghiêm trọng, không đi tiểu...

Phòng bệnh cúm mùa

Hiện nay, cách hiệu quả nhất để phòng bệnh cúm mùa là tiêm phòng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên tiêm phòng cúm hàng năm cho phụ nữ mang thai ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi, những người độ tuổi từ 65 trở lên, người mắc bệnh mãn tính... Việc tiêm phòng cúm thực hiện theo năm và mỗi mũi tiêm chỉ có tác dụng trong vòng khoảng thời gian 1 năm.

Có rất nhiều chủng virus cúm và các chủng virus cúm cũng luôn luôn biến đổi. Bởi vậy, thành phần của vắc xin cúm được nghiên cứu, cập nhật và thay đổi hàng năm để phù hợp hơn với các chủng virus cúm đang lưu hành năm đó. Vắc xin cúm sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của bạn để tạo ra kháng thể chống lại virus cúm.

Nhiều phụ huynh lo lắng tác dụng phụ của vắc xin cúm, tuy nhiên, theo các chuyên gia, phản ứng sau tiêm của vắc xin cúm có thể xảy ra như sưng, nóng, đỏ tại vị trí tiêm vắc – xin, sốt, đau cơ, buồn nôn, mệt mỏi. Các tác dụng phụ này thường sớm xuất hiện, nhẹ và tự hết sau vài ngày mà không cần can thiệp điều trị.

Ngoài tiêm phòng, mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ cá nhân như:

- Rửa tay thường xuyên và lau khô tay đúng cách

- Vệ sinh hô hấp tốt - che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, sử dụng khăn giấy và vứt bỏ chúng đúng cách

- Tự cách ly sớm những người cảm thấy không khỏe, sốt và có các triệu chứng cúm khác

- Tránh tiếp xúc gần gũi với người bệnh

- Tránh chạm tay vào một mắt, mũi hoặc miệng

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/cum-mua-dang-gia-tang-trong-mua-dong-nam-nay-phong-tranh-the-nao-cho-hieu-qua-29766/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY