Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Cùng bóc mẽ chiêu trò L*a đ*o

“Lời thề độc lập” - Chương trình đặc biệt kỷ niệm 75 năm ngày Quốc khánh

Bài liên quan

Dấu ấn nghề với đồng nghiệp Điện Biên: Vật vã “chào đời” sau lũ ống Mường Lay

Lên thượng ngàn sông Mã

Huổi Khon là một trong 9 bản của xã Mường Kè, cách trung tâm thị trấn Mường Nhé 20km. Đôi vạt đồi thoai thoải kẹp lấy con đường liên bản trơ chọi, hoang tàn là dấu vết của ngàn người tụ tập chờ ngày chúa trời phán xét mơ man về một miền đất hứa. Ông Lò Văn Sung - Bí thư Đảng ủy xã Nậm Kè, vẻ mệt mỏi nói với chúng tôi: Thật buồn, việc tập tụ đông người bất hợp pháp của người Mông lại diễn ra ở xã tôi. Sự việc được giải quyết êm thấm trong không khí hòa bình, ấy vậy mà báo chí ngoài nước cứ đai đẳng, nào là: Xung đột dữ dội; nào là bạo động; nào là bất ổn; nào là có tới hàng chục người ch*t, hàng trăm người bị bắt giữ; nào là VN sử dụng cả lực lượng quân đội để đàn áp người Mông... Thông tin kiểu ấy thì ở xa người ta dễ tin, chứ ở nơi đây chúng tôi gọi là bịa đặt, là chiêu trò xấu xa! Ông dẫn giải: Việc tập tụ tới cả ngàn người là có thật. Khi được hỏi vì sao lại tụ tập ở đây, thì phần đông họ lặng thinh, còn những người trả lời thì chung một lý do, nào là: Do không có đất; do ở nơi này có mỏ vàng; do sắp có chiến tranh; sắp đến ngày tận thế... Và cũng có người nói thẳng: Ta được “cấp trên” gọi tới đây để chứng kiến sự xuất hiện của thế lực siêu nhiên, để nghênh đón Vua Mông giáng trần ban hạnh phúc, giàu có cho gia đình và con cháu chúng ta!...

Họ chắn chốt balye trên các lối ra vào quyết ý “nội bất xuất, ngoại bất nhập”! Họ dựng cả trăm chiếc lều lán bằng bạt để giữ chân những người đã tới. Do thời tiết khắc nghiệt, nắng mưa dữ dằn; ăn ở trong lều lán tù mù chật chội, hôi hám, bẩn thỉu nên người già trẻ em nhanh chóng đổ bệnh. Nhiều người muốn trở lại nhà nhưng không được phép. Cá biệt, sau 3 ngày đợi “miền đất hứa” thì một cháu nhỏ 3 tuổi bị ốm nặng đã qua đời.

Biết sự vụ gay go tới tính mệnh của người già và trẻ nhỏ, đồng chí Chủ tịch tỉnh Mùa A Sơn cùng 2 cán bộ đã tìm cách xâm nhập, tiếp xúc với những người cầm đầu của họ. Sau buổi đó, nhận thấy sự bức thiết, cần phải kịp thời cứu lấy tính mạng của hàng trăm người nhẹ dạ cả tin đang trong tình trạng suy sức. Lập tức, chính quyền và các cơ quan đoàn thể huyện Mường Nhé đã chở đồ ăn thức uống, Thu*c thang, “mở lối” để tiếp cận giúp đỡ bà con. Dùng loa phóng thanh giải thích, thuyết phục, kêu gọi mọi người tới nhận tiền và lương thực của chính quyền hỗ trợ, nhanh chóng trở về gia đình quê hương, bản quán. Trong mọi cách cảm hóa, có cả lá thư của người em gái gửi anh người Mông tốt bụng đang dầm đời trong nắng mưa đón “vua” giáng trần, nhời nhẽ sẻ chia thống thiết:

“...Quay về đi anh! Quê hương đón chờ anh đó. Đám trẻ con anh chúng lả đi vì đói rét, chúng cần được sống vui tới lớp tới trường, vợ anh mong ngày về tra ngô trỉa đỗ trên nương, rồi anh lại được ngồi với bạn bè bên những ché rượu mông-tê. Về đi. Tất cả chúng tôi đang chờ anh đấy!...”.

Biết mình bị kẻ xấu lừa gạt với niềm tin hoang tưởng nên đồng bào đã ào tới ghi tên, nhận tiền cùng lương thực để trở về quê quán. Khi ấy những kẻ cầm đầu, chủ mưu vội vã ngụy trang, rồi “cao chạy xa bay”. Không ít người tức tưởi khóc vì bị bọn xấu lừa gạt, xúi giục phá tán nhà cửa mơ tưởng tới một thế giới huyền ảo, về một vùng đất hứa, không làm cũng vẫn giàu sang...

Tôi gặp Cứ Khua Su trên đường ra xã khai hộ khẩu cho con, ghé tai hỏi: Tuần trước Su có tới Huổi Khon để đón “vua” giáng trần không? Anh tủm tỉm, lời chắc đinh: Không đi đâu. Nó lừa đấy. Làm sao lại tin được! Lý A Cha ở bản Huổi Đá, cười rất tươi nói như khẳng định bản chất của mình: Ta là người tốt. Ta không đi theo những kẻ lừa dối ấy đâu! Giàng A Ko ở bản Huổi Khon thì xuýt xoa: Ta không nghe, không tin kẻ xấu. Nhưng ta đau vì con trai trưởng của ta đã tin theo chúng nó. Ta định đánh cho nó một trận vì cái bụng nó xấu, nó đã sang cái đồi này để tập tụ. Hôm xưa, nó bị cán bộ gọi lên, nhưng lại cho về ngay! Nói rồi lão đưa tay gạt nước mắt... Vừa tìm trâu trong rừng già về, đứng tại chân đồi, Sùng A Kỷ, Trưởng bản Huổi Khon giọng vạch vẽ: Bản ta có 4 hộ ở tại khu đồi này là Giàng A Si, Giàng A Sơ, Giàng A Trắng và Giàng A Sinh đều bị bọn xấu chiếm giữ mất nhà. Dân bản Huổi Khon ức lắm, không biết thằng nào, ở đâu tới định xưng Vua. Biết được trước thì bản làng ta sẽ vạch mặt L*a đ*o điên dồ của nó trước dân. Từ nay mình sẽ luôn luôn nói để người Mông ở bản mình không nghe những lời vớ vẩn. Phải tin vào Đảng vào Chính phủ, đừng theo kẻ xấu. Đừng lười nhác lao động để dễ mơ tưởng viển vông... Cũng may nhờ ông Chủ tịch tỉnh sớm cùng cán bộ tới vận động, giải tán kịp thời nên dân bản của mình mới được tự do đi lại làm ăn!

Sự vụ xảy ra, cũng không ít người nghi vấn: Phải chăng chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta với vùng đất này chưa thỏa đáng? Phải chăng cán bộ các cấp ủy Đảng và chính quyền còn quá xa dân? Phải chăng các thế lực thù địch tiến công chúng ta bằng mọi cách? Hay tại dân tộc Mông của chúng ta còn quá nghèo khổ!... Đây cũng chính là những vấn đề đặt ra nghiêm túc để nhận rõ bản chất sự thật gây nên vụ việc ở Huổi Khon, Mường Nhé... Kỹ sư nông nghiệp Lù Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé nói với chúng tôi: Mường Nhé là huyện miền núi nằm trên ngã ba biên giới giữa VN với hai nước bạn là Lào và Trung Quốc. Mường Nhé có tổng diện tích tự nhiên 249.950,43ha. Có đường biên giới quốc gia Việt –Trung dài 41km, Việt – Lào dài 165km. Khi mới thành lập (tháng 8/2002) huyện chỉ có 5 đơn vị hành chính xã, với 2 vạn rưỡi nhân khẩu. Do nạn di dân tự do ồ ạt suốt 8 năm qua nên tới nay số xã đã là 16, tất cả đều là các xã vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn, với 157 bản, điểm bản, với 10.559 hộ, 57.201 khẩu, gồm 11 dân tộc: Thái, Mông, Kinh, Hà Nhì, Khơ Mú, Si La, Xạ Phang, Dao, Sán Chỉ, Cống, Kháng. Tỷ lệ dân đói nghèo tới 78,87%... Ông Nguyễn Thanh Tùng - Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy tỉnh Điện Biên từng nói với chúng tôi: Di dân tự do (đi không báo, đến không khai), quen sống trên những vùng núi cao, hết rừng, hết nước lại đi, với châm ngôn “Ngọn núi thấp hơn đầu gối người Mông thì người Mông còn đi”. Tập quán ấy khiến người Mông ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc ào ạt đổ về Mường Nhé xâm hại cả cả chục ha rừng cấm. Di cư tự do chính là tác nhân gây nên đói nghèo. Vì đói khổ, dân trí thấp nên họ dễ cả tin nghe theo bọn xấu dụ dỗ, xúi dục, kích động. Việc họ tụ tập cả ngàn người ở Huổi Khon, xã Nậm Kè trong tuần đầu tháng năm này chờ ngày tận thế (21/5), chúa sẽ ban cho người Mông có Vua, ai không đi không đến, không theo sẽ không được chúa ban phước lành... là minh chứng cho sự nhẹ dạ đến cuồng si, gây thêm nỗi cực nhọc khổ đau cho họ và những khó khăn cho Chính quyền. Kích động, rũ rối, phá hoại, bôi xấu, lật đổ là âm mưu truyền đời của các thế lực thù địch với Đảng và Nhà nước ta. Cho nên chúng luôn tìm mọi cách để quấy phá chính sách Đại đoàn kết dân tộc của chúng ta; ngấm ngầm vận động đòi thành lập Vương quốc của người Mông. Lợi dụng tâm lý của người dân tộc khi khó khăn, văn hóa thấp để xúi bẩy gây rối nhằm tạo thêm nhiều khó khăn cho Nhà nước ta.

Sự vụ diễn ra ở Mường Nhé, báo chí phương Tây vội vã đưa tin rất thiếu trung thực, cho dù họ luôn luôn ghi chú: Tin chưa độc lập kiểm chứng! Đã đành báo chí phải nhanh nhạy, nhất là tin tức, nhưng một nguyên tắc thuộc về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là thông tin phải trung thực như sự việc vốn có của nó, không được nói dối, không được nói sai, không lợi dụng việc thông tin để phục vụ cho những ý đồ đen tối. Ấy vậy mà họ đã lợi dụng sự kiện Mường Nhé để thông tin theo lối đồn thổi, một nói mười, không nói có, nói theo cảm nghĩ, bẻ cong queo sự thật. Âu cũng là lối nhảm nhí lừa gạt quyền được thông tin của nhân dân. Cũng là cái cách cố tình phù họa cho luận điệu của những thế lực thù địch, nhằm xuyên tạc chính sách dân tộc của Nhà nước CHXHCNVN.

Thực tế hiển nhiên, không thể chối bỏ, Mường Nhé là vùng dân tộc từ lâu được Đảng và Nhà nước sớm quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội với rất nhiều các dự án như: 134 – 135 – 167 – NQ 30a... góp sức giảm nghèo nhanh và bền vững với dự mức kinh phí hàng ngàn tỷ đồng cho cả giai đoạn phát triển tới năm 2020. Đặc biệt mấy năm lại đây, kết quả thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2006 – 2010 của chương trình 135: trong việc hỗ trợ sản xuất; đầu tư cơ sở hạ tầng; trong việc đào tạo cán bộ cơ sở và cộng đồng; hỗ trợ, cải thiện các dịch vụ, nâng cao đời sống nhân dân và trợ giúp pháp lý... đã góp phần nâng cao kỹ năng và tập quán sản xuất mới, không còn hộ đói kinh niên, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 51%; 100% số xã đã có trường học, 25% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia... Tuy hạn chế còn rất lớn, nhưng ở một huyện miền núi khó khăn nghèo khó nhất của đất nước thì những gì Mường Nhé làm nên ở thời điểm này là rất đáng ghi nhận.

Giải pháp lâu dài để Mường Nhé ổn định, phát triển, đồng chí Nguyễn Thanh Tùng cho rằng: Chính quyền địa phương và Trung ương cần có kế sách chặn đứng nạn di cư tự do vẫn đang đổ về Mường Nhé, đồng thời giúp cho người dân hết nghèo khó, nhất là với đồng bào dân tộc. Các dự án đầu tư cho Mường Nhé cần sớm giải ngân, tránh nằm chờ tiền. Ngay từ lúc này phải đầu tư cho giáo dục để trẻ em dân tộc được học hành đến đầu đến đũa. Dân chủ cần được mở rộng đúng nghĩa và tạo điều kiện để dân tộc Mông hòa nhập với xã hội văn minh sâu rộng hơn...

Sự vụ, sự việc là như thế. Ngày ấy, tôi đã có bài “Sự thật Mường Nhé” trên Báo Nhân Dân và bút ký “Mường Nhé sau mưa” trên Báo Văn nghệ. Cùng thời điểm, anh Vân Chương trong vai Trưởng Ban tuyên giáo (nay anh là Chủ tịch Hội Nhà báo Điện Biên) đã đưa cả chục nhà báo Quốc tế tới Huổi Khon để đào bới sự thật theo ngón nghề của họ. Nơi nào nghi vấn thì họ vốc đất, vốc bụi lên hít hà để tìm mùi Thu*c súng, mùi đạn nổ; mùi thi thể vương lại... Kết cục là những tiếng ồ gượng gạo rộ lên, vì người thông tin là họ đã thông tin dối trá. Theo đó, các báo mạng của họ tự gỡ bỏ thông tin đã loan. Nhiều bản báo có lời cáo lỗi với bạn đọc.

Sự cẩn trọng với các chiêu trò L*a đ*o sẽ chẳng khi nào thừa. Chúng tôi vui vì đã cùng đồng nghiệp Điện Biên nói đúng sự thật, bóc mẽ những chiêu trò dơ bẩn!

Mường Nhé, tháng 5/2011

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Uyển

(Nguyên Trưởng ban Công tác Hội – HNBVN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/cung-boc-me-chieu-tro-lua-dao-post94388.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong các giấc mơ về “chuyện ấy”, có khi bạn là người trong cuộc, có thể bạn nhìn thấy người khác làm “chuyện ấy”… Ngoài các cung bậc cảm xúc khi mơ, chắc bạn cũng muốn “đoán mộng” xem lành dữ thế nào khi mơ về “chuyện ấy”?
  • Mới đây, theo phản ánh của một số người dân khu vực phố Phùng Chí Kiên, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, chỉ trong vòng 2 tuần đã phải đóng phí môi trường tới 2 lần và mỗi lần một phiếu thu khác nhau.
  • Những thông tin về gia cảnh, những lời ăn năn và ân hận muộn mằn của đồng nghiệp Tường làm tôi càng thêm xót xa, nặng trĩu, nuối tiếc và cả hoang mang nữa về nghề nghiệp của mình, tương lai của mình.
  • Bệnh viện có thêm 2 nhân viên mới: 1 bác sĩ (BS) và 1 dược sĩ đại học (DSĐH) mới tốt nghiệp từ Hà Nội về nhận công tác.
  • Khi TS. Ngô Kim Chung - nguyên Giám đốc Bệnh viện 175 TP. Hồ Chí Minh trao đổi cùng tôi về những trường hợp tai biến sản khoa gần đây, ông kể: “Hồi còn làm việc ở Bệnh viện Việt Đức, thời gian đó có nhiều tai biến phẫu thuật, thầy Tôn Thất Tùng đã từng than thở: série noire (loạt đen)”.
  • Thời gian gần đây, một loại hình L*a đ*o tương tự với thủ đoạn dụ người dùng nạp thẻ điện thoại lại xuất hiện trên mạng xã hội facebook.
  • Trong nghề y chúng ta từng chứng kiến sai lầm của đồng nghiệp và dĩ nhiên là cũng có đồng nghiệp chứng kiến sai lầm của chúng ta.
  • Bạn đã từng là nạn nhân của ngày Cá Tháng Tư năm ngoái? Năm nay hãy khôn ngoan và tỉnh táo hơn, đặc biệt phải đề phòng những trò đùa không giới hạn sau đây.
  • Hòa hợp với đồng nghiệp trong công việc không chỉ nâng cao năng suất lao động, mà nó còn nâng cao sức khoẻ và tuổi thọ.
  • Càng gần đến Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, tệ nạn L*a đ*o nạp thẻ cào điện thoại lại bùng phát sau một thời gian im ắng...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY