Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cuộc chiến chống Covid-19 tại khoa Cấp cứu qua lời kể của bác sĩ trẻ tuổi

Dân trí “Tôi không thể nói rằng, mình không cảm thấy sợ. Không một ai biết điều gì sẽ xảy ra, chúng ta cũng chưa biết loại virus này nguy hiểm đến mức nào - BS trẻ này chia sẻ. Tây Ban Nha đòi lại tiền mua 640.000 bộ xét nghiệm từ công ty Trung Quốc SK Việt Nam viện trợ thiết bị chẩn đoán virus SARS – CoV2 cho thành phố Hà Nội Cuộc chiến với tử thần trong phòng điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Mỹ

Là một chiến binh trên tuyến đầu chống lại đại dịch Covid-19, bác sĩ trẻ Chan Tsz-tai, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Queen Mary, Hong Kong (Trung Quốc) đang hàng ngày trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng.

BS Chan Tsz-tai chia sẻ: “Tôi không thể nói rằng, mình không cảm thấy sợ. Không một ai biết điều gì sẽ xảy ra, chúng ta cũng chưa biết loại virus này nguy hiểm đến mức nào. Điều duy nhất chúng tôi có thể làm là cố gắng vượt qua nỗi sợ hãi, những áp lực tâm lý và cố gắng hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình với các bệnh nhân”.

Trong 2,5 năm công tác tại khoa Cấp cứu, BS trẻ này xem Covid-19 là thử thách lớn nhất mà anh từng phải đối mặt. Cũng theo BS Chan Tsz-tai, một trong những nỗi lo lớn nhất của anh cùng các đồng nghiệp xuất phát từ việc không thể biết rõ bệnh nhân mà mình đang điều trị có mắc Covid-19 hay không, bởi điều này chỉ có thể kiểm chứng thông qua xét nghiệm, và đương nhiên nó không được thực hiện với tất cả các bệnh nhân đang điều trị tại khoa Cấp cứu.

“Tất cả bệnh nhân khi đến với chúng tôi đều bày tỏ nỗi sợ hãi với virus SARS-CoV-2. Nỗi sợ này càng nhân lên với những ai từng đi qua vùng dịch hoặc thuộc diện tiếp xúc với ca bệnh. Có những người lo lắng đến mức mặc dù đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, họ vẫn sẽ quay lại vào những ngày sau để yêu cầu được xét nghiệm lại” - BS Chan Tsz-tai cho biết.

Vì các khu vực cách ly cho bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm đã quá tải, một phần khoa cấp cứu đã được chuyển đổi thành khu điều tra dịch tễ và xét nghiệm cho các trường hợp có liên quan đến Covid-19. “Đương nhiên, nếu thường xuyên tiếp xúc với ca bệnh thì nguy cơ bị lây nhiễm là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, với các phương tiện phòng hộ, nguy cơ này sẽ được giảm xuống tối đa” - BS Chan Tsz-tai nói.

Đối mặt với đại dịch Covid-19 đã mang đến cho BS Chan Tsz-tai những trải nghiệm “lần đầu tiên” khó quên: “Tôi còn nhớ đó là thời điểm khi đại dịch vừa bùng phát và cách bệnh nhân vẫn chưa được xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Chúng tôi tiếp nhận một bệnh nhân nữ bị sốt và khó thở. Điều nguy hiểm là bà ấy yếu đi rất nhanh, điều này khiến chúng tôi phải đặt ống thở nội khí quản, đây cũng chính là lần đầu tiên tôi được thực hiện thủ thuật này”.

Bệnh nhân đã đặt ống thở nội khí quản sẽ giải phóng ra nhiều giọt dịch hô hấp hơn dưới dạng khí dung. Những giọt dịch cỡ nhỏ mang mầm bệnh này lơ lửng trong không khí trong thời gian lên đến 30 phút và hoàn toàn có thể thâm nhập vào niêm mạc và lây nhiễm bệnh. Với một bác sĩ trẻ như Chan Tsz-tai lo sợ việc bị lây nhiễm là điều hết sức bình thường. BS Chan Tsz-tai nhớ lại cảm giác khi đó: “Điều tôi có thể làm lúc ấy là mặc thật kĩ đồ bảo hộ, bước vào phòng, tự trấn an bản thân, thực hiện thao tác nhanh gọn và đi ra ngoài, lúc này tôi mới có thể thở phào nhẹ nhõm”.

Ngay trong chính lực lượng y, bác sĩ tại Bệnh viện Queen Mary cũng đều có những lo lắng nhất định, nhất là khi một thành viên có biểu hiện sổ mũi hay sốt. Tuy nhiên, đến giờ phút này vẫn chưa có một nhân viên y tế nào tại đây chùn bước và đó là điều khiến BS Chan Tsz-tai luôn tự hào về các đồng nghiệp của mình: “Điều may mắn là giữa đại dịch này, tôi có những người đồng nghiệp kiên cường. Không một ai cảm thấy e ngại, thoái thác khi thực hiện những nhiệm vụ có nguy cơ lây nhiễm cao của mình. Tất cả những điều này tạo nên một tinh thần đồng đội mãnh liệt”.

Minh Nhật

Theo SCMP

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/suc-khoe/cuoc-chien-chong-covid-19-tai-khoa-cap-cuu-qua-loi-ke-cua-bac-si-tre-tuoi-20200423145152662.htm)

Tin cùng nội dung

  • Cử tri các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Hưng Yên, Nam Định, Tiền Giang đề nghị Bộ Y tế xem xét, điều chỉnh lại quy định về thủ tục chuyển viện trong trường hợp bệnh nhân nhập viện cấp cứu, bởi hiện nay nếu không có giấy chuyến viện của nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì bệnh nhân sẽ phải đóng 50% viện phí.
  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY