Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cuộc chiến kháng kháng sinh - còn đó những hy vọng

100 năm trước, nhiễm trùng là một nguyên nhân gây Tu vong lớn nhất cho con người. Sau năm 1943, penicillin ra đời mở ra thời đại vàng của kháng sinh.

Con người đang thua cuộc với vi khuẩn

Việc lạm dụng kháng sinh đã gây ra một cơn ác mộng với hơn 700.000 ca Tu vong mỗi năm và dự đoán sẽ lên đến 10 triệu ca vào năm 2050. nguyên nhân chính của vi khuẩn kháng Thu*c chính là do sự lạm dụng kháng sinh của con người. có rất nhiều bằng chứng cho thấy vấn đề xuất phát từ phía chúng ta, những người đang coi Thu*c kháng sinh là một phép màu. trong một nghiên cứu gần đây được tổ chức y tế thế giới (who) thực hiện, gần 2/3 số người được hỏi đến từ nhiều quốc gia tin rằng Thu*c kháng sinh có thể sử dụng để điều trị cảm cúm. mà cảm cúm thì được gây ra bởi virus, Thu*c kháng sinh chỉ diệt vi khuẩn chứ không diệt virus.

Mặc dù rất nhiều người đã có nhận thức rằng kháng kháng sinh ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được dùng đúng. nhưng dường như nhận thức này vẫn không thể ngăn cản họ lạm dụng các loại kháng sinh. mà mỗi lần sử dụng kháng sinh không đúng, chúng ta cũng đang tăng cơ hội cho các chủng vi khuẩn kháng Thu*c phát triển.

Vi khuẩn thể hiện rất tốt trong cuộc chơi của sự tiến hóa. Chúng có thể hoàn thành khả năng di truyền gene kháng Thu*c cho thế hệ sau, thông qua nhiều cơ chế. Hơn thế, với cơ chế di truyền của vi khuẩn, các gene kháng Thu*c không chỉ được truyền trong cùng một chủng loại. Một số vi khuẩn cũng có thể nhận được gene kháng Thu*c từ các chủng khác.

Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến cơn ác mộng kháng kháng sinh đến từ ngành chăn nuôi, nơi kháng sinh đang bị lạm dụng rộng rãi. cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm hoa kỳ (fda) ước tính số lượng kháng sinh được bán ra để sản xuất thức ăn chăn nuôi còn lớn hơn sản xuất Thu*c cho con người. trong số đó, phải kể đến việc sử dụng rộng rãi colistin, loại kháng sinh hiếm hoi còn tác dụng điều trị e.coli ở động vật. colistin là một loại Thu*c cũ và giá thành rất rẻ, được thêm vào thức ăn gia súc ở một số nước để sản xuất thịt lợn giá rẻ hơn. tuy nhiên, càng lạm dụng nó, vi khuẩn càng trở nên kháng Thu*c. các nhà khoa học báo cáo cũng phát hiện ra gene kháng colistin trong trực khuẩn klebsiella gây viêm phổi.

kháng kháng sinh Vi khuẩn có khả năng di truyền gene kháng Thu*c cho thế hệ sau.

Sự khôn ngoan của vi khuẩn khiến các hãng dược nản lòng

Năm 1943, penicillin được phát hành chính thức, nhưng từ 1940 các nhà khoa học đã quan sát thấy vi khuẩn kháng penicil­lin đầu tiên đã được ghi nhận trong phòng thí nghiệm. Tetra­cyline được giới thiệu vào năm 1950, vi khuẩn kháng Thu*c xuất hiện trong cùng thập kỷ đó.

Erthromycin ra mắt năm 1953 và vi khuẩn kháng nó năm 1968. các khoảng thời gian tương tự với gentamicin là năm 1967 và 1979. với vancomycin là năm 1972 và 1988. imipenem phát hành năm 1985 thì kháng imipenem xuất hiện năm 1998. và một trong những loại kháng sinh mới nhất của nhân loại, dap­tomycin ra đời năm 2003 thì chỉ 1 năm sau xuất hiện vi khuẩn kháng Thu*c.

Rõ ràng chúng ta đang chơi một trò đuổi bắt với vi khuẩn và thất bại ban đầu khiến không ít người nản chí. 15 trong số 18 công ty dược phẩm lớn nhất thế giới đang muốn bỏ rơi hẳn thị trường Thu*c kháng sinh. Nguồn tài trợ đổ vào lĩnh vực này bị cắt giảm đáng kể.

Nhưng vẫn còn đó những hy vọng

Mặc dù vậy vẫn còn đó những tia sáng ở cuối đường hầm, bởi có nhiều giải pháp đã được đưa ra. trong đó, đáng khích lệ nhất là sự chung tay phối hợp của nhiều nhóm quốc gia và tổ chức thuộc các nước châu âu và who. ngành dược phẩm ở một số quốc gia cũng thể hiện quyết tâm của mình. 85 công ty công nghệ sinh học, dược phẩm và y tế đã lên tiếng trong cuộc chiến với kháng kháng sinh.

Những tia sáng khác được lóe lên ở hoa kỳ. thỏa thuận ngân sách liên bang thông qua quyết định tăng chi tiêu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển Thu*c kháng sinh thêm hàng trăm triệu usd. gần một nửa trong số này hiện đã được đầu tư cho trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh để chuẩn bị cho cuộc chiến.

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cũng nhận thêm 100 triệu USD để nghiên cứu Thu*c kháng sinh. 96 triệu USD cũng được đầu tư cho Cơ quan nghiên cứu và phát triển sinh học tiên tiến để khám phá các loại Thu*c mới. Kế hoạch sau đó sẽ là chi tiêu 30 triệu USD mỗi năm cho lĩnh vực này.

Dù vậy, chúng ta cũng phải hiểu rằng các loại kháng sinh mới ra đời cũng giống như chúng ta tiếp tục chơi trò rượt bắt với vi khuẩn. vì lý do này, nhiều nguồn tài trợ đang đi về hướng phòng ngừa, kiểm soát lây nhiễm và quản lý việc sử dụng kháng sinh. đây cũng là một dấu hiệu tích cực bởi ngăn ngừa nhiễm trùng thông qua các biện pháp y tế công cộng vừa giúp cải thiện sức khỏe con người mà không tiếp tay cho vi khuẩn tiến hóa đến sự đề kháng với kháng sinh.

BS. Lê Hồng Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cuoc-chien-khang-khang-sinh-con-do-nhung-hy-vong-n182793.html)
Từ khóa: kháng kháng sinh

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY