Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cuộc đối đầu căng thẳng giữa y tá Mỹ và những người biểu tình chống cách ly

Dân trí Nhiều nhân viên y tế tại các bang ở Mỹ đã xuống đường nhằm phản đối người biểu tình chống lệnh giãn cách xã hội và hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn dịch Covid-19. Ông Trump gây tranh cãi vì ủng hộ người biểu tình phản đối giãn cách xã hội Phớt lờ lệnh cấm tụ tập, người Mỹ biểu tình phản đối giãn cách xã hội Người Mỹ giận dữ vì ở trong nhà quá lâu giữa dịch Covid-19

Vào ngày được nghỉ làm ở một bệnh viện tại Arizona, nữ y tá khoa chăm sóc tích cực (ICU) Lauren Leander đi thẳng tới khu tòa nhà nghị viện bang, nơi đang diễn ra cuộc biểu tình chống lại lệnh giãn cách xã hội và hạn chế đi lại để ngăn Covid-19 lây lan.

Leander, y tá làm việc tại bệnh viện Banner Health 5 năm qua, đã tham gia vào một nhóm các nhân viên y tế phản đối cuộc biểu tình trước tòa nhà cơ quan lập pháp bang, nơi nhiều người dân đang tụ tập thúc giục chính quyền mở cửa lại bang và nền kinh tế.

Đứng thẳng, ngẩng cao đầu, hai tay đan chéo vào nhau và đeo khẩu trang, Leander đứng trước tòa nhà nghị viện, cùng với một số nhân viên y tế khác xếp hàng cùng cô. Leander cho biết cô chỉ lên tiếng nếu có ai đó xâm lấn không gian cá nhân của cô, bất chấp nhiều người biểu tình hét vào mặt nữ y tá.

“Thật căng thẳng, mọi người như thể bùng cháy với những điều mà họ nói ra. Rất nhiều bình luận chúng tôi nhận được là chúng tôi là một nhóm y tá giả. Nhiều trong số họ (người biểu tình) vẫn tin virus SARS-CoV-2 là tin đồn thất thiệt. Họ tin là chúng tôi là y tá giả và đó là lý do chúng tôi im lặng”,  Leander cho biết.

Trên khắp nước Mỹ, nhiều nhân viên y tế đã xuống đường để phản đối những người biểu tình chống lại lệnh giãn cách xã hội.

Thống đốc Arizona Doug Ducey đã ban lệnh giãn cách xã hội và hạn chế đi lại cho tới ngày 30/4 để ngăn dịch lây lan. Một số người đã phản đối lệnh này. Họ cho rằng kinh tế đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và các mệnh lệnh hạn chế đi lại phải được gỡ bỏ.

Leander cho biết, cô xung phong tham gia chữa trị cho bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện Banner Health. Trong tháng qua, cô đã thăm khám cho nhiều bệnh nhân trên khắp bang.

“Tôi chỉ hy vọng mọi người không coi y tá là kẻ thù và chúng tôi lo lắng cho họ bằng cách này hay cách khác. Tôi không quan tâm bạn có tin vào virus này hay không, nếu những người này xuất hiện ở phòng ICU mà tôi làm việc, chúng tôi sẽ chăm lo cho họ”, Leander cho biết.

Sau khi xem các bức ảnh và đoạn video nhiều người biểu tình ở Denver, Colorado hồi cuối tuần để yêu cầu mở cửa kinh tế trở lại, Leander nói cô đã được truyền cảm hứng và muốn thể hiện sự ủng hộ các đồng nghiệp.

Sau khi đọc được một bài đăng trên Facebook về cuộc biểu tình ở tòa nhà nghị viện Virginia, Leander đã nhắn tin cho một số y tá khác.

Theo KNXV, trong cuộc biểu tình mang tên “Ngày của những người yêu nước”, gần 1.000 người đã tụ tập phản đối lệnh cấm ở nhà.

“Đây không phải là vấn đề chính trị, chọn phe phái, vì virus này không phân biệt đối xử với bất cứ ai. Nó đang cướp mạng sống của người khác. Tôi ước rằng chúng ta có thể có lập trường chung khi đối phó với virus này”, Leander cho biết.

Y tá này khuyến khích mọi người lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia. “Thông điệp của chúng tôi là mong muốn rằng tiếng nói của các nhân viên y tế sẽ được nghe rõ hơn là những thông tin sai lệch và nỗi sợ hãi. Sẽ có cách mở cửa có kiểm soát và bình tĩnh với nền kinh tế. Bạn không thể mở “cửa xả lũ” và để mọi người cùng ra ngoài một lúc”, Leander nói.

Nữ y tá cũng cho biết cô đã chứng kiến nhiều cảnh đau lòng trong quãng thời gian cứu chữa các bệnh nhân Covid-19.

“Một người qua đời khi đang gọi video vì gia đình của họ không được phép vào bệnh viện. Đó là một trong những điều đau lòng nhất mà bạn chứng kiến”, Leander cho biết.

Vài ngày trước, một bệnh nhân nắm lấy tai Leander vào nói: “Làm ơn, đừng bảo với tôi là tôi sẽ không ch*t ở đây”.

Theo đại học John Hopkins, bang Virginia hiện có gần 11.000 ca nhiễm bệnh và 373 người thiệt mạng. 

Đức Hoàng

Tổng hợp

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/the-gioi/cuoc-doi-dau-cang-thang-giua-y-ta-my-va-nhung-nguoi-bieu-tinh-chong-cach-ly-20200424153047080.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trang mạng của tạp chí sức khỏe Prevention (Mỹ) gần đây đưa ra lịch trình giờ giấc để những người bị chứng mất ngủ có thể cải thiện sức khỏe do thiếu ngủ.
  • Căng thẳng trong công việc, cuộc sống nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự bài tiết và sức khỏe cơ thể.
  • Có những cơn dư chấn về mặt tâm lý dẫn đến trầm cảm hay lo âu khiến cho nhiều người có ý định Tu tu.
  • Mỗi ngày, có hơn 4.500 người bệnh trên cả nước đang chờ máu tại các bệnh viện, với họ hi vọng sống duy nhất phụ thuộc vào những đơn vị máu được hiến tặng từ người hiến máu tình nguyện.
  • Các cụ vẫn có câu: Cáu giận hại tâm, buồn bực hại gan… từ xưa người ta đã biết những stress, cáu giận, lo lắng, buồn phiền đều hại tâm, hại tim, hại gan, hại thận cả.
  • Thời tiết âm u, ít vận động cũng như hạn chế ăn các thực phẩm nhiều vitamin khiến cơ thể giảm sức đề kháng.
  • Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ đẩy nhanh quá trình co rút của các đoạn telomere (mũ bảo vệ ở 2 đầu nhiễm sắc thể), từ đó rút ngắn tuổi thọ của tế bào.
  • Những thực phẩm chứa nguồn vitamin dồi dào này sẽ giúp bạn xóa tan mọi mệt mỏi và căng thẳng.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY