Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cuối ngày 7/4, Việt Nam ghi nhận thêm 4 ca mắc COVID-19

Đến cuối ngày 7/4, với 4 ca mới mắc COVID-19 được ghi nhận, tổng số trường hợp nhiễm bệnh tại Việt Nam đã tăng lên 249 người.

Ca bệnh số 246 (BN246) là nam, 33 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, làm đầu bếp tại Mátxcơva (Liên bang Nga). Ngày 24/3, bệnh nhân từ Nga trở về Việt Nam trên chuyến bay SU290 (ghế 49F), nhập cảnh Sân bay Nội Bài ngày 25/3. Ngay sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly tập trung tại Trường Đại học FPT, Thạch Thất, Hà Nội. Ngày 5/4, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội lấy mẫu bệnh phẩm. Ngày 6/4, xét nghiệm cho kết quả dương tính vi rút SARS-CoV-2. Hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Ca bệnh số 247 (BN247) là nam, quốc tịch Việt Nam, 28 tuổi, trú tại phường 1, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, là quản lý dây chuyền tại công ty giày Gia Định chi nhánh tại số 20A đường Đồng Khởi, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Bệnh nhân này hàng ngày từ TP. Hồ Chí Minh đi làm ở Đồng Nai, có tiếp xúc gần với BN124 và BN151. Sau khi phát hiện BN124 dương tính với vi rút SARS-CoV-2, ngày 24/3 bệnh nhân được cách ly tập trung tại ký túc xá Trường Đại học Đồng Nai theo diện đối tượng tiếp xúc gần. Ngày 26/3, bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Đồng Nai lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh xét nghiệm cho kết quả âm tính với vi rút SARS-CoV-2.

Tại khu cách ly tập trung, bệnh nhân ở cùng phòng với 4 người khác cũng thuộc đối tượng tiếp xúc gần BN124 và BN151. Trong quá trình cách ly, bệnh nhân và người chung phòng không ghi nhận triệu chứng bệnh. Ngày 6/4, khi chuẩn bị kết thúc cách ly tập trung bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc và Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh xét nghiệm khẳng định bệnh nhân dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đã được chuyển Bệnh viện Phổi tỉnh Đồng Nai để cách ly, theo dõi với tình trạng sức khỏe ổn, không triệu chứng bệnh. 4 người chung phòng cách ly hiện chưa ghi nhận triệu chứng bệnh, được cách ly riêng trong 14 ngày tiếp theo.

Ca bệnh số 248 (BN248) là nam, quốc tịch Việt Nam, 20 tuổi. Bệnh nhân từ Mỹ, quá cảnh Nhật Bản về Việt Nam trên chuyến bay JL079 ngày 23/3/2020 nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất. Sau nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly tập trung tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Tại đây bệnh nhân ở chung phòng với 2 người khác. Trong quá trình cách ly, bệnh nhân và người chung phòng có sức khỏe ổn. Ngày 5/4, khi chuẩn bị kết thúc thời gian cách ly, bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. Hồ Chí Minh lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc và Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh xét nghiệm khẳng định bệnh nhân dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được chuyển Bệnh viện Dã chiến Củ Chi để cách ly, theo dõi với tình trạng sức khỏe ổn định. 2 người chung phòng cách ly hiện được cách ly riêng trong 14 ngày tiếp theo.

Ca bệnh số 249 (BN249) là nam, 55 tuổi, quốc tịch Việt Nam. Bệnh nhân từ Mỹ, quá cảnh tại Hồng Kông, nhập cảnh ngày 22/3. Khoảng ngày 10/3, bệnh nhân khởi phát bệnh tại Mỹ, nhưng vẫn về nước và được đưa đi cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh. Tại khu cách ly có biểu hiện đau đầu, sốt nhẹ, không ho. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Như vậy tính đến hiện tại, Việt Nam đã ghi nhận tổng số 249 trường hợp; trong đó có 156 người từ nước ngoài (chiếm 62,6%); 93 người lây nhiễm thứ phát trong đó 63 người thuộc ổ dịch nội địa.

Cũng trong ngày 7/4, Việt Nam có thêm 27 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh. Đã 3 ngày liên tiếp, Việt Nam cũng không ghi nhận ca mắc mới vào buổi sáng hàng ngày.

Tạ Nguyên/Báo Tin tức

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/suc-khoe/cuoi-ngay-74-viet-nam-ghi-nhan-them-4-ca-mac-covid19-20200407180900048.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY