Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cứu đôi chân bệnh nhân 16 tuổi hoại tử vì container cán

Kong Som Eun (16 tuổi, Campuchia) nén cơn đau cùng mẹ vượt 400 km sang Việt Nam chữa đôi chân hoại tử vì bị container cán.

Đầu tháng 6, khi kong som eun đang đi xe đạp thì bất ngờ bị xe container tông phải. vụ T*i n*n khiến đôi chân của em bị thương nghiêm trọng. ngay sau đó em được đưa đi cấp cứu và trải qua 3 cuộc phẫu thuật tại một bệnh viện lớn ở campuchia. thế nhưng vết thương quá nặng, bác sĩ đề nghị cắt bỏ từ đầu gối trở xuống.

Chị vichara dany (42 tuổi, mẹ em) cho biết lúc nhận tin dữ, cả gia đình như ch*t đứng. nhưng với quyết tâm không để đứa con trai bị tàn phế, gia đình xin bệnh viện cho kong som eunvề nhà. vài ngày sau, qua lời giới thiệu của người thân, gia đình chị thuê xe cứu thương để đưa em đến bệnh viện fv tp hcm. chị cùng kong som eun di chuyển đoạn đường xa gần 400 km với hy vọng các bác sĩ việt nam sẽ cứu đôi chân cho em.

Phải mất 8 giờ, kong som eun và chị vichara dany mới có mặt tại bệnh viện. lúc này, cả hai mẹ con đều rất hoảng loạn. riêng kong som eun đau đớn, vết thương nhiễm trùng nặng, chảy dịch nước vàng, bốc mùi hôi thối. qua đánh giá ban đầu, các bác sĩ nhận thấy chân trái bệnh nhân bị nhiễm trùng, hoại tử, vùng cơ chân bị mất xương, mô, cơ; còn toàn bộ cẳng chân phải cũng bị nhiễm trùng, hoại tử, mất toàn bộ da, phần lớn cơ.

Qua chẩn đoán, bác sĩ trương hoàng vĩnh khiêm - khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện fv thông báo với gia đình, tỷ lệ cứu sống đôi chân của kong som eun là 50%, song hành trình phẫu thuật và tập vật lý trị liệu phía trước gian nan, cần nhiều thời gian. lúc này, sự kiên trì, lòng quyết tâm của cả bệnh nhân và đội ngũ y bác sĩ.

"đội ngũ bác sĩ luôn cố gắng làm hết sức để giữ bằng đôi chân cho bệnh nhân, người bệnh quá trẻ, còn một cuộc đời dài phía trước. với trường hợp som eun tôi nghĩ mình sẽ phải giữ được đôi chân cho em", bác sĩ khiêm chia sẻ.

Với tình trạng vết thương bị nhiễm trùng, hoại tử nặng ở chân của kong som eun bác sĩ vĩnh khiêm lên kế hoạch điều trị thành 3 lần phẫu thuật. riêng ca mổ lần ba diễn ra suốt 4 tiếng với kỹ thuật xoay vạt da, ghép da che phủ lên phần xương bị lộ được lấy từ phần da mông, da đùi bệnh nhân. "phần vạt da để xoay đó cũng không nguyên vẹn nhưng nếu tôi không sử dụng phương án này thì khả năng cứu thành công đôi chân bệnh nhân sẽ thấp hơn", bác sĩ khiêm cho biết.

Nhờ việc điều trị và chăm sóc tích cực, vạt da hoàn toàn ổn định, che phủ toàn bộ phần lộ xương cẳng chân, tình trạng nhiễm trùng cũng không còn nữa. Phần da ghép đã sống tốt, bám tốt vào nền vết thương đã mọc tốt mô hạt. Trở thành một trong những người hằng ngày chăm sóc Kong Som Eun, điều dưỡng Lê Sĩ Thúy cho hay: "Với em Som Eun một cử động duỗi thẳng chân thôi cũng rất khó khăn. Tôi biết em rất đau đớn nên nhiều lúc cáu gắt, bực bội là điều dĩ nhiên. Tôi luôn động viên để em không bỏ cuộc".

Sau thời gian tập vật lý trị liệu tích cực, bác sĩ cho Kong Som Eun xuất viện sau một tuần, sau đó tiếp tục tập vật lý trị liệu tại khoa Vật lý trị liệu của Bệnh viện FV. Kết quả sau 3 tháng, hai chân của em gần như phục hồi hoàn toàn, có thể đi lại. Tuy nhiên, những bước chân còn khập khiễng do chân bên phải co rút gân gót. Sau thời gian dài chữa bệnh tại Việt Nam, Kong Som Eun cũng biết nói vài từ tiếng Việt.

Với mong muốn Kong Som Eun đi lại bình thường, thoải mái như trước khi gặp T*i n*n, bác sĩ Vĩnh Khiêm khuyến khích em sớm trở lại để tiến hành phẫu thuật gân gót chân. Hiện Kong Som Eun đã tự đạp xe đến trường ở Campuchia.

*Tên nhân vật đã được thay đổi*

Xuân Mai

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/cuu-doi-chan-benh-nhan-16-tuoi-hoai-tu-vi-container-can-4173418.html)

Tin cùng nội dung

  • “Bệnh nhân mắc bệnh trĩ được tôi chữa trị ngoài việc uống Thu*c theo liều lượng còn phải đội lên đầu lá thầu dầu.
  • TS. Vũ Trường Khanh, Phó trưởng khoa Tiêu Hóa, BV Bạch Mai đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân trước và sau nội soi đại tràng.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử... Tôi 37 tuổi, sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử khiến tôi rất lo lắng. Xin hỏi bệnh này có thể điều trị và phòng tránh thế nào. Nguyễn Thị Lan (Hà Nội)
  • Viêm ruột hoại tử là bệnh lý đường tiêu hóa nặng. Bệnh đã được ghi nhận tại nhiều nơi ở Việt Nam sau năm 1975.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY