Sinh sản , Nữ hôm nay

Cứu được bé sơ sinh hoại tử gần hết dây rốn từ trong bụng mẹ

Ngày 11/7, bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ cho biết, vừa đỡ sinh thành công, chào đón một bé trai nặng 2.900 gram bị hoại tử gần hết chiều dài dây rốn và dây rốn có nút thắt trong niềm vui vỡ òa của gia đình và đội ngũ y bác sĩ bệnh viện.

Theo đó cách đây 2 ngày, sản phụ tên T.T.A.T (22 tuổi, ngụ huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) nhập viện trong tình trạng mạch, huyết áp ổn định, cổ tử cung mở 8cm. Qua thăm khám, sản phụ có y lệnh nhập viện với chẩn đoán ban đầu: Con so, thai 38 tuần 5 ngày, ngôi đầu, ối vỡ sớm, chuyển dạ hoạt động. Sản phụ nhanh chóng chuyển đến khoa Sanh và được làm các xét nghiệm khẩn, theo dõi tim thai liên tục trong chuyển dạ.

Bé sơ sinh 2.900 gram chào đời an toàn.

Quá trình theo dõi tim thai phát hiện tim thai có những nhịp giảm lặp lại với dấu hiệu suy thai, chuyển dạ nhanh chóng. Các bác sĩ và hộ sinh tiến hành hồi sức tim thai tích cực, ổn định sản phụ, đồng thời hội chẩn khoa khẩn cấp đề ra biện pháp xử trí cấp cứu.

Nhận định đây là trường hợp thai suy trong tử cung cần lấy thai nhanh. các bác sĩ quyết định hồi sức tích cực và theo dõi sát để giúp sản phụ sanh ngã *m đ*o. trong vòng 20 phút sau khi nhập khoa sanh, một bé trai có cân nặng 2900 gram đã chào đời an toàn. tuy nhiên, kiểm tra sau khi sanh phát hiện bị hoại tử bầm tím gần hết chiều dài, đồng thời còn có 1 nút thắt.

Đoạn dây rốn bị hoại tử gần hết và có nút thắt.

Theo bác sĩ CKII. Huỳnh Thanh Liêm - Trưởng khoa Sanh cho biết, dây rốn thắt nút làm giới hạn dòng máu qua dây rốn gây tắc mạch rốn và hoại tử mạch. Đây là biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ hoặc tại thời điểm chuyển dạ. Tắc mạch rốn trong tử cung là một trường hợp rất hiếm gặp, nguy hiểm (tỉ lệ 2.5 – 4.5/10.000 ca sinh) nếu không phát hiện và cấp cứu kịp thời thai nhi sẽ Tu vong trước khi chào đời.

Rất may, trường hợp này đã được xử trí kịp thời. Hiện mẹ con sản phụ đã khỏe mạnh và có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Theo Tiền Phong

Nguồn: alobacsi.com

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d304d833330852b957a9ee7)

Tin cùng nội dung

  • Viêm ruột hoại tử là bệnh lý đường tiêu hóa nặng. Bệnh đã được ghi nhận tại nhiều nơi ở Việt Nam sau năm 1975.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY