Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cứu người phụ nữ hứng chịu 7 lần phẫu thuật thất bại, tuyệt vọng khi bác sĩ khuyên cắt chân

Bị T*i n*n giao thông mất đoạn xương lớn và qua nhiều đợt mổ không thành công, nữ bệnh nhân rơi vào trạng thái tuyệt vọng khi nhiều bác sĩ khuyên cô nên phẫu thuật cắt chân chấp nhận cảnh tàn phế vĩnh viễn.

Đó là trường hợp của cô B.T.S (SN 1967, quê Khánh Hòa).

Cách đây 4 năm trong một lần gánh hàng đi bán, cô S. bị T*i n*n giao thông khiến cả hai xương cẳng chân hai bên gãy, bên trái bị gãy hở mất đoạn xương chày trái.

Qua phẫu thuật xử trí vết thương bệnh nhân đã vượt cơn nguy kịch, chân phải đã lành nhưng chân trái vẫn đau nhức và ngắn hơn chân phải làm cô không đi lại được.

Thời gian dài, cô S. được người nhà đưa đi điều trị nhiều bệnh viện lớn, trải qua 7 lần phẫu thuật điều trị nhưng vẫn không tiến triển.

Chân trái đau nhức, xương chày trái của cô vẫn còn mất một đoạn khiến cô không đi lại được mà chỉ ngồi xe lăn, mọi sinh hoạt đều phải nhờ người khác hỗ trợ.

Nhiều bác sĩ đưa ra lời khuyên đoạn chi tới 1/3 trên cẳng chân trái, nhưng gia đình không đồng ý, khiến cô S. rơi vào trạng thái trầm uất và tuyệt vọng.

Gần đây, nữ bệnh nhân tìm đến Bệnh viện (BV) Hoàn Mỹ Sài Gòn khám để mong cứu được đôi chân của mình.

Tại đây, qua thăm khám và kết quả hình ảnh cho thấy chân trái của cô bị mất một đoạn xương chày trái khoảng 3cm.

ThS.BS Nguyễn Tấm Lãm, Trưởng Khoa Chấn Thương Chỉnh hình đánh giá đây không phải là bệnh nặng nhưng là ca bệnh khó.

Vì người bệnh đã trải qua nhiều cuộc mổ, phần cơ và mô mềm hư hỏng nặng. Vì vậy phương pháp điều trị được cân nhắc chọn lựa cho trường hợp này là hàn ghép xương chày vào xương mác.

Theo đó ekip điều trị tiến hành rạch da mặt trước cẳng chân trái và làm sạch ổ khớp giả rồi bóc màng xương chổ đỉnh hai đầu xương chày vào xương mác, ghép nhiều xương tự thân lấy từ xương chậu hai bên.

Ca mổ thành công sau 3 giờ, xương ghép lấp đầy khoảng chày mác và đoạn xương chày bị mất của bệnh nhân.

Sau 6 tháng phẫu thuật, chân người bệnh dần dần hồi phục và kết quả cho thấy xương người bệnh lành chắc. Hiện tại, bệnh nhân đã có thể tự đứng, đi và lao động trở lại gần như không hạn chế.

"Trước khi phẫu thuật, mọi sinh hoạt của tôi phải nhờ người khác giúp mọi việc, kể cả việc vệ sinh cá nhân. Bây giờ, tôi có thể đi lại, tự sinh hoạt và làm việc nhà" - cô S. tâm sự

Bác sĩ Lãm cho biết thêm, xương gãy trong thời gian đầu chỉ là một tổn thương cục bộ, quá trình liền xương là một quá trình phức tạp liên quan đến nhiều yếu tố.

Ổ xương gãy trên 6 tháng không liền xương sẽ tạo thành khớp giả làm người bệnh đau đớn và không đi lại được.

Việc điều trị gãy xương nhằm mục đích phục hồi hình thái giải phẫu của xương bị gãy được hoàn hảo, từ đó phục hồi chức năng hoàn toàn cho xương gãy, không để lại các di chứng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/cuu-nguoi-phu-nu-hung-chiu-7-lan-phau-thuat-that-bai-tuyet-vong-khi-bac-si-khuyen-cat-chan-20200725154054579.chn)

Tin cùng nội dung

  • Gần đây xuất hiện nhiều người làm nghề buôn bán đồng nát chuyên thu mua vỏ lon sữa bột với giá cao bất thường. Những vỏ lon sữa này trước đây họ mua tính bằng cân thì bây giờ tính theo chiếc và có giá cao hơn tới chục lần so với bình thường.
  • Sinh con, phụ nữ đã mất đi rất nhiều năng lượng của cơ thể nên việc bồi bổ năng lượng cho phụ nữ sau khi sinh là một điều cần thiết.
  • Nhờ mô hình chống bạo lực gia đình, GS. Lê Thị Quý từng lọt vào danh sách 1.000 phụ nữ thế giới được đề cử giải Nobel Hoà bình.
  • Đây là vụ T*i n*n giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên đường đèo dốc trong điều kiện thời tiết xấu ở Lào Cai
  • Khi có va chạm, hãy gắn chặt mình vào ghế ôtô, ở tư thế cuộn tròn, cúi đầu càng thấp càng tốt, dùng tay ôm đầu để tạo thành một khối chặt
  • Có một tỷ lệ không nhỏ nạn nhân bị T*i n*n giao thông Tu vong do không được sơ cứu, sơ cứu không đúng cách và không được đưa đến cơ sở y tế kịp thời.
  • Nhiều người bị T*i n*n nhưng do trước khi đưa đi cấp cứu không được sơ cứu đúng cách, khiến tình trạng chấn thương thêm trầm trọng.
  • Nhiều người bị T*i n*n nhưng do trước khi đưa đi cấp cứu không được sơ cứu đúng cách, khiến tình trạng chấn thương thêm trầm trọng, nhất là đối với tài xế.
  • Phần lớn các trường hợp nạn nhân đều bị rách da, thịt, tổn thương phần mềm. Vậy xử trí như thế nào để bảo đảm yêu cầu?
  • T*i n*n trong lao động, sinh hoạt thường xuyên xảy ra hàng ngày. Cần bình tĩnh xử trí đúng cách để cầm máu và tránh vết thương bị nhiễm trùng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY