Người hiến máu đã cùng các bác sĩ kéo người bệnh khỏi ''lưỡi hái tử thần''. |
Do tình trạng bệnh nhân quá nặng, nguy cơ chảy máu cao sau phẫu thuật nên không thể sử dụng phương pháp ECMO (tim phổi nhân tạo). Tình trạng bệnh nhân xấu đi nhanh, các chỉ số sống đều ở mức nguy hiểm. Ở lần thứ 2, bệnh nhân tiếp tục được các bác sĩ phải ép tim. Với hy vọng sống sót của bệnh nhân rất mong manh, nhưng các y bác sĩ vẫn kiên trì cấp cứu và truyền máu liên tục cho bệnh nhân.
Sau hơn 2 giờ ép tim, tim bệnh nhân đập lại được nhưng vẫn rất nguy kịch, nhiều thời điểm tưởng rằng bệnh nhân không thể vượt qua được. Nhưng với nỗ lực, phối hợp hết sức của các y bác sĩ, điều kỳ diệu đã đến, sau 2 ngày bệnh nhân bắt đầu có các dấu hiệu tích cực. Tình trạng bệnh nhân dần tốt hơn, dừng được các Thu*c vận mạch. Ngày 7/4, bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo, tiếp xúc tốt và được rút ống nội khí quản.
Theo bác sĩ Ngô Đức Hùng - người trong ekip trực tiếp cấp cứu, trong cuộc đời làm nghề, khoảnh khắc này anh sẽ mãi mãi không bao giờ quên được.
"Hai tiếng ép tim ngoài lồng ngực, truyền 4 lít máu, toan chuyển hóa nặng. Người nhà được chuẩn bị tinh thần khả năng Tu vong. Thế rồi tim đập lại, sau vài ngày rút được máy thở. Sức sống con người quả thật kỳ diệu" - bác sĩ Hùng chia sẻ.
Được biết, để vượt cạn thành công, người mẹ ấy đã được truyền tổng cộng 35 đơn vị chế phẩm máu nhóm O. Chỉ trong 2 ngày đầu tại Bệnh viện Bạch Mai (ngày 3 và 4/4) bệnh nhân đã được truyền 22 đơn vị chế phẩm máu các loại. Trước đó khi mổ lấy thai tại Bệnh viện Hà Đông, bệnh nhân đã được nhận 6 đơn vị khối hồng cầu 350 ml và 7 đơn vị chế phẩm máu.
Chủ đề liên quan:
bệnh viện bệnh viện bạch mai bệnh viện cách ly cứu sống sản phục ngừng tim ngừng tim 2 lần tại Bệnh viện