Phóng sự hôm nay

Cựu tù Bảy Oanh - Tận tâm truyền lửa khí phách Việt

Bảy Oanh là cựu tù Côn Đảo. Bảy Oanh hiện là Chủ tịch Hội Người tù kháng chiến Côn Đảo, tận tụy với công việc; nhiệt huyết truyền lửa khí phách cách mạng...

Bảy oanh là cựu tù côn đảo. bảy oanh hiện là chủ tịch hội người tù kháng chiến côn đảo, tận tụy với công việc; nhiệt huyết khí phách cách mạng cho mọi người!... ấy là những lời chia sẻ chân tình của dân đảo côn sơn, huyện côn đảo, tỉnh bà rịa - vũng tàu về cựu tù bảy oanh với lòng yêu thương, kính trọng và nể phục!...

Chân dung cựu tù Bảy Oanh.

Trước lúc gặp bảy oanh, anh nguyễn anh nhựt, phó chủ tịch ubnd huyện côn đảo nói với chúng tôi: cụ và những người trong hội người tù kháng chiến côn đảo luôn là chỗ dựa tinh thần cho chính quyền, đặc biệt những khi lễ hội truyền thống. cụ là cựu tù kỳ cựu nhất của huyện đảo, từng trải nhiều chức trách sau ngày côn đảo được giải phóng (1/5/1975). lúc đầu, phụ trách thanh niên, sau làm giám đốc nông - lâm trường côn đảo; sau đó đi học trường đảng nhiều năm, trở về làm trưởng ban văn hóa - thông tin, rồi chánh văn phòng huyện ủy. từ 1992 - 2006, cụ làm trưởng ban quản lý di tích côn đảo. nghỉ hưu, được bầu làm chủ tịch hội người tù kháng chiến côn đảo cho tới nay! khi ấy, giám đốc ban quản lý di tích côn đảo phạm thị tám lại nói về người tiền nhiệm đầy hãnh diện, rằng: cụ là tấm gương tận tụy, giàu lòng trách nhiệm với công việc để chúng tôi học hỏi, noi theo. bàn giao công việc, cụ nhắc nhở: đây là khu di tích đặc biệt của quốc gia, là nơi để giáo dục truyền thống cách mạng, là điểm du lịch lịch sử và du lịch tâm linh. đây là nơi mà tên tuổi các vị tiền bối khai quốc công thần, các lãnh tụ anh minh ngời ngợi tên đất, tên đường, tên phố trên mọi miền tổ quốc, từng bị đế quốc giam hãm, tù đầy, hành hạ như tổng bí thư lê hồng phong, nguyễn văn cừ, lê duẩn, nguyễn văn linh... cho nên, phải chăm sóc gìn giữ di tích, coi trọng kiểm tra, trực bảo vệ, hướng dẫn khách, thuyết minh chân thực lịch sử. nơi đây, mỗi người chúng ta phải sống hết mình với công việc...

Hỏi lai lịch danh xưng “cựu tù côn đảo”, giọng chậm chắc, bảy oanh vắn tắt kể: quê ở xã đông hưng, huyện an minh, kiên giang. tuổi nhỏ tôi làm giao liên cho xã đội. năm 1969, một đêm đi làm nhiệm vụ thì bị địch bắn bị thương, chúng bắt về đồn tra tấn rồi tống vào trại giam chí hòa. nằm trong khám, tôi lại vận động đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ; đòi tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật cụ hồ, nên bị chúng đày ra “địa ngục trần gian” côn đảo. 5 năm bị đày đọa tại đây, với tôi là thời gian quyết liệt nhất của đời người. chúng thi nhau hành hạ, dùng đủ mọi cực hình để ép chúng tôi phải ly khai cách mạng, ly khai đảng và dân tộc. ngược lại, chúng tôi cách mạng, khí phách cách mạng cho nhau quyết không ly khai, dù phải ch*t, bởi nhân dân, đảng và dân tộc là máu thịt của chúng tôi. quyết liệt lắm, kiên định lắm, chịu đựng đến cùng, tất cả chúng tôi không để giây phút nào nao núng tinh thần. nhớ lần, cả buồng giam số 7 của chúng tôi không chịu chào cờ (lá cờ 3 que), liền bị chúng hành hạ tàn độc, dốc ngược người lên, xối nước vôi vào mặt mũi làm chúng tôi sặc sụa, đớn đau; 2 đồng đội giãy giụa, tắt thở tại chỗ nhưng chúng tôi vẫn chẳng một ai đầu hàng, chẳng một ai hé môi ly khai.

Tự dưng, giọng sôi nổi hẳn lên: đêm 30/4, trại giam số 7 nơi tôi bị giam, được tin sài gòn đã giải phóng. chúng tôi phá cửa thoát ra, phá khóa cho các trại giam khác, rồi cùng nhau tiến về dinh chúa đảo và nơi ở của bọn cai ngục, nhưng chúng đã biến đi tất cả. sáng 1/5, rộn vang tiếng reo hò, hân hoan như hội mở hiện trên những gương mặt gầy mòn, thân hình rặt rẹo của những người tù; chúng tôi thực sự được làm chủ côn đảo... gần nửa tháng trời, tất cả các cựu tù đã lần lượt lên tàu rời khỏi hòn đảo “địa ngục trần gian” để về với gia đình. vậy mà, chuyến cuối (sáng ngày 20/5) theo vận động của tổ chức cách mạng, tôi và một số cựu tù trẻ tuổi, còn chút sức khỏe đã tình nguyện ở lại để giữ an bình cho côn đảo. đầu năm 1976, tôi mới được về thăm gia đình, đem theo ý định vận động vợ con ra đảo sinh sống. tôi xen lời: vậy là thiên hạ chạy đi. thì chạy lại! đón ngay: đúng vậy. khó lắm. rời nơi trôn nhau cắt rốn đâu phải chuyện dễ. nhưng côn đảo là nơi biết bao chiến sĩ, biết bao đồng đội vĩnh viễn nằm trong cát bụi, thiếu vắng người hương khói; vả lại nay côn đảo là của ta, dân ta là chủ; kết cục vợ tôi, cô trần thị duối vui vẻ chấp thuận. ngày ra đây, bà nhà tôi nhanh chóng hòa vào cuộc sống của dân đảo; nắm rất chắc truyền thống cách mạng, khí phách anh dũng kiên cường của chị võ thị sáu và những chiến sĩ cách mạng từ thời chống pháp đến chống mỹ. nhờ đó nên bà ấy được bầu vào lãnh đạo hội phụ nữ côn đảo. những khi đông khách tham quan bà ấy kiêm luôn “thuyết minh và hướng dẫn viên” khá “chuẩn nghề”. nghỉ hưu, mỗi khi ban giám đốc khu di tích thi tuyển thuyết minh viên, thường mời bà ấy vào ban giám khảo.

Các nhà báo với cựu tù Bảy Oanh và tử tù Huỳnh Bá (giữa ảnh).

Nối mạch chuyện, tôi hỏi: công việc của ông với hội người tù kháng chiến côn đảo là những gì? hình như cốt để chúng tôi thấu đáo nên ông nới rộng lời đáp: mới giải phóng, côn đảo có 153 cựu tù kháng chiến tình nguyện ở lại. khi tôi làm chủ tịch hội người tù kháng chiến chỉ còn lại 14 người; nay còn lại 5. cụ nguyễn thị ni lớn tuổi hơn cả. các ông nguyễn xuân viên, nguyễn văn ước, lê văn vảnh cũng tuổi 75 - 76 cả rồi. đòn tù xưa ngấm sâu nên xương cốt nhức buốt thấy mồ mỗi khi trở trời. cho nên các hội viên thường xuyên thăm hỏi, chia sẻ, giúp nhau khi khó khăn, đau yếu cũng là việc của hội. nhưng quan trọng là cách mạng, lửa yêu thương đồng chí, đồng đội; là hương khói cho những chiến sĩ nằm lại mãi mãi ở nghĩa trang quốc gia hàng dương!... lời chậm rãi, ông bảo: tuổi mỗi ngày mỗi cao. việc mỗi ngày mỗi đến. càng làm càng say. xưa dân đảo chỉ vỏn vẹn vài trăm. nay đã lên trên 8.000 người. xưa mỗi năm chỉ vài trăm đoàn khách với ngàn lượt người. nay một năm có tới vài ngàn đoàn khách, với hàng chục ngàn lượt người thăm quan, nghỉ dưỡng. trong đó khách nước ngoài cũng xấp xỉ ngàn người. nhu cầu tham quan, tâm linh, hiểu biết lịch sử mỗi ngày mỗi đông, mỗi ngày mỗi cao. ấy là chưa kể đến học sinh các trường trên đảo và các đoàn của thanh niên, học sinh, sinh viên, các tổ chức xã hội từ đất liền ra đều yêu cầu các cựu tù kháng chiến nói về truyền thống cách mạng. mỗi năm chí ít cũng hàng trăm cuộc tổ chức nói chuyện, hàng chục cuộc giao lưu với khách quốc tế. họ coi chúng tôi là “bảo tàng sống” về khí phách kiên cường bất khuất của các chiến sĩ cách mạng. bởi chúng tôi từng trải lao tù, từng chứng kiến sự tàn độc của kẻ thù; từng tôi luyện cho nhau ý chí kiên cường, yêu thương đùm bọc trước mọi nanh vuốt của kẻ thù. dù mỗi chúng tôi đều là nhân chứng sống, nhưng nói trước số đông vẫn phải tổng quát để du khách hiểu về tội ác man rợ nhất của kẻ thù và ý chí quật cường của những chiến sĩ cách mạng trong gông tù của đế quốc pháp và mỹ suốt 113 năm (1862 - 1975)! tôi xen lời: - các cuộc ấy, đâu là điểm nhấn quan trọng nhất? cụ bảy oanh khẽ rướn người, như để nuốt uất nghẹn vào trong, lời xả ra: di tích còn đó, mô hình, mô phỏng còn đó, dấu tích ghê rợn vẫn nguyên trạng đó. con số tù nhân thiệt mạng 914 người khi xây cầu tầu còn ghi lại đó; trại giam banh i, banh ii, banh iii, phú phong, phú bình; đày ải chúng tôi bằng biệt giam “chuồng bò”, “chuồng cọp”, xà lim, khám tử hình; cùm chân khóa cẳng trong “lồng sắt” dày cộp với đủ cách tra tấn... nhưng đâu có nhụt được ý chí của hàng vạn chiến sĩ cách mạng. trước lúc ch*t, chúng tôi vẫn kiên trung, bất khuất, vẫn xổ những lời khinh bỉ vào mặt kẻ thù, gương anh hùng của cô sáu (võ thị sáu) mãi còn vang dội đó. cho nên, không chỉ truyền dạy bằng lời, mà chúng ta còn lưu giữ, tôn tạo để khắc cốt, ghi xương tội ác của thực dân đế quốc trên hòn đảo thiêng, hòn đảo anh hùng bất khuất này. đây chính là khí phách việt nam!...

Thời gian trôi. Đời người nào có dài lâu. Chỉ e mai này con cháu chúng ta, sống trong thanh bình, hạnh phúc, không nhận ra Côn Đảo, xưa là “Địa ngục” nay là “Thiên đường”, không rõ về quá khứ đau thương và anh dũng để mà tri ân, không lấy khí phách là tiền đề để phát triển bền vững, vượt lên mà xây dựng, bảo vệ, gìn giữ Tổ quốc Việt Nam thân yêu của mình!

Bài và ảnh: Nguyễn Uyển

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cuu-tu-bay-oanh-tan-tam-truyen-lua-khi-phach-viet-n152003.html)
Từ khóa: bảy oanh

Chủ đề liên quan:

bảy oanh truyền truyền lửa

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY