BN416 tại Đà Nẵng đã chấm dứt chuỗi 99 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng. Điều đáng nói là ca bệnh lại được phát trong bệnh viện, sau đó lan ra các khoa khác như Nội thận, Thận nhân tạo, Trung tâm tim mạch và trong cộng đồng. Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã vào cuộc quyết liệt, khẩn trương điều động các cánh quân “tinh nhuệ” vào hỗ trợ cho Đà Nẵng.
Lớp lớp thầy Thu*c từ mọi miền tổ quốc lên đường vào chi viện cho Đà Nẵng, Quảng Nam. Sau những ngày sát cánh bên nhau cùng “chống giặc” dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn – người được Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long giao nhiệm vụ vào miền trung trực tiếp chống dịch, đến nay dịch bệnh đã cơ bản được khống chế. Đà Nẵng đã "vững vàng chống dịch.
Phóng viên Báo Sức khoẻ & Đời sống đã buổi trò chuyện cùng với “tư lệnh mặt trận tiền phương” - Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn xung quanh những ngày tháng “không thể nào quên” này.
PV: Thưa ông, trước nhiều khó khăn dồn dập khi ca bệnh phát hiện liên tục hàng chục người mắc COVID-19 cùng một lúc, cả bệnh nhân lẫn nhân viên y tế, các bệnh nhân COVID-19 xuất phát từ khoa Hồi sức, khoa chạy thận nhân tạo, đều là các bệnh lý rất nặng. Lúc đó, Bộ Y tế đã phản ứng thế nào?
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Ngay khi nghe tin về ca bệnh 416, phản ứng đầu tiên của Bộ Y tế là phải phong tỏa bệnh viện. Vì nếu 1 bệnh nhân mắc COVID-19 trong 1 khung cảnh nhiều nhân viên y tế, bệnh nhân, đặc biệt BV C là nơi tiếp nhận nhiều bệnh nhân viêm phổi. Do đó, nguy cơ lây lan COVID-19 từ bệnh nhân này qua bệnh nhân khác, từ bệnh nhân sang nhân viên y tế là rất lớn.
Tuy nhiên, sau khi nghe tin một số trường hợp khác mắc COVID-19 tại BV Đà Nẵng và BV Chấn thương chỉnh hình Phục hồi chức năng, chúng tôi đã báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19. Phó Thủ tướng báo cáo Chính phủ và đề xuất với TP Đà Nẵng cách ly cả 3 bệnh viện liên quan và các khu vực xung quanh cụm 3 bệnh viện này. Đây là biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm COVID-19 sang các khu dân cư xung quanh.
Cùng nhau chiến thắng
Sau đó, khi tiếp tục phát hiện rất nhiều người bệnh từ 3 BV này trong cộng đồng, hành động tiếp theo của Ban Chỉ đạo, đặc biệt có sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là yêu cầu các tỉnh, thành phố đặc biệt là Hà Nội, TP HCM là 2 địa phương có đông người du lịch từ Đà Nẵng trở về tiếp tục giám sát khách du lịch.
Khi vào Đà Nẵng thực hiện nhiệm vụ, anh em ở “tiền tuyến” cũng vững tin hơn vì luôn nhận được sự quan tâm, động viên kịp thời của Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng đã luôn đồng hành và chia sẻ với anh em tại Đà Nẵng…
Đến giờ tôi rất tự hào về các bạn khi nhận được quyết định đã sẵn sàng lên đường ngay, không có cả thời gian thu xếp chuyện gia đình, chuẩn bị tư trang. Các bạn đã làm việc rất nhiệt tình, quyết liệt để làm sạch các BV, xây dựng các “căn cứ địa” để điều trị bệnh nhân COVID-19, đặc biệt là các bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Phổi và Trung tâm Y tế Hòa Vang.
Chúng tôi rất vui mừng là ngày 18/8, 5 bệnh nhân Covid-19 nặng, chạy thận nhân tạo đã được đièu trị ổn định tại BV Trung ương Huế và được xe cấp cứu đưa trở lại BV Da liễu Đà Nẵng để tiếp tục chạy thận và chăm sóc sức khỏe.
PV: Gần 1 tháng kề vai sát cánh cùng các đồng nghiệp, cùng người dân Đà Nẵng hẳn ông cũng như các đồng nghiệp đã có những kỷ niệm những cảm xúc không thể nào quên?
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Có rất nhiều điều xúc động, nhưng xúc động nhất là khi chúng tôi nhìn các đồng nghiệp trong các trang phục bảo hộ kín mít, không phân biệt ai với ai. Đó là các trang phục bảo hộ vô cùng nóng nực, khó chịu, các bạn chỉ mặc 15-20 phút là mồ hôi túa ra ròng ròng, vậy mà các bạn ấy phải mặc 6-7 tiếng đồng hồ mới hết ca trực. Đã có nhiều hình ảnh nhân viên y tế sau khi cởi đồ bảo hộ kiệt sức vì mệt, vì mất nước...
Những ca cấp cứu giữa đêm khi nhận được điện thoại thông báo bệnh nhân nặng, những cuộc họp xuyên đêm có lẽ sẽ là những kỹ ức chẳng thể nào quên với những người tham gia chống dịch tại Đà Nẵng - Quảng Nam lần này
Đó còn là các buổi họp xuyên đêm, xuyên trưa của Ban Chỉ đạo, của Sở Y tế, của đội điều trị, của đội dịch tễ... Có những buổi bác sĩ, nhân viên y tế phải lao đi cấp cứu giữa đêm khi nhận được điện thoại có bệnh nhân nặng...
Trưa nay 20/8, tôi gặp 1 bạn từ quận Bình Tân ở TP HCM không hề có chuyên môn y tế gì nhưng vẫn tìm ra BV 199 tại Đà Nẵng để “giúp được gì thì giúp”. Bạn đó đã ở BV 199 từ đầu mùa dịch, làm nhiều việc cho BV như vận chuyển máu cho BV, tiếp nhận máu từ nơi khác... Vô vàn những hành động trân quý rất cảm động...
PV: Vẫn biết, cuộc chiến nào có chiến thắng nhưng cũng có những mất mát mặc dù đã các bác sĩ đã nỗ lực hết sức. Câu hỏi khá riêng tư, khi phải công bố một ca bệnh Tu vong cảm xúc của ông lúc đó thế nào?
Mỗi lần phải soạn các tin về các ca Tu vong thì một lần chúng tôi lại như sát muối trong lòng. Chúng ta không muốn điều đó, chúng tôi đã nỗ lực hết sức. Tuy nhiên, trên thực tiễn, khi bệnh dịch xảy ra trên một quần thể người bệnh yếu thế như vậy, việc tiên lượng Tu vong là khó tránh khỏi.
Chúng tôi là cán bộ y tế, là người làm khoa học nên chúng tôi có những tiên lượng trong quá trình điều trị người bệnh. Khi chúng tôi tiếp nhận thì biết bệnh nhân nào nặng, rất nặng, khác hẳn tình trạng bệnh nhân COVID-19 giai đoạn trước. Nếu như trước đây cũng có những ca COVID-19 nặng, nhưng đều là những bệnh nhân có thể trạng khỏe mạnh và khi được cấp cứu, hối sức thì các cơ quan hồi phục nhanh trở lại. Còn đợt này là các bệnh nhân vốn đã rất yếu, nhiều bệnh lý nền, nên sự xâm nhập của COVID-19 giống như giọt nước tràn ly.
Chúng tôi vẫn đang thực hiện các biện pháp tốt nhất để cứu chữa cho các bệnh nhân nặng, đồng thời còn nhiều bệnh nhân khác (354 bệnh nhân ở Đà Nẵng, gần 100 bệnh nhân ở Quảng Nam) luôn luôn hội chẩn, luôn luôn có các ý kiến chuyên môn của các chuyên gia giỏi nhất để tạo điều kiện tốt nhất để điều trị cho các bệnh nhân.
Những bệnh nhân lớn tuổi, mắc bệnh mãn tính nhưng không mắc COVID -19 điều trị tại BV Đà Nẵng sau đó được chuyển về BVĐK Bắc Quảng Nam trong ngày ra viện
PV: Được biết, thời gian tới ông được “rút” ra Hà Nội để thực hiện nhiệm vụ mới, ông có gì gửi gắm với các y bác sĩ và người dân Đà Nẵng?
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Nói đến việc “rút” lúc này là hơi sớm. Tôi nghĩ tất cả các anh em trong Bộ phận Thường trực đặc biệt tại Đà Nẵng, tất cả bác sĩ, điều dưỡng, cán bộ y tế tăng cường cho Đà Nẵng thì sẽ chấp hành mệnh lệnh. Và cũng đều tự hào về những thành tựu, thành quả mà mình đã góp phần, góp sức cho ngành y tế Đà Nẵng để cứu chữa các bệnh nhân COVID-19, giảm thiểu các rủi ro cho bệnh nhân, hạn chế bệnh dịch lây lan.
Tôi cũng hết sức cảm ơn Chính phủ cùng Ban Chỉ đạo và người dân TP.Đà Nẵng và khách sạn tại Đà Nẵng, nơi mà chúng tôi được bố trí ăn ngủ một cách tiện nghi, các đơn vị y tế tiếp nhận làm việc, hợp tác hỗ trợ rất tốt trong thời gian vừa qua. Đặc biệt là sự sát sao của Ban Chỉ đạo đã thường xuyên theo sát, đóng góp ý kiến từ giám sát điều tra, cách ly khoanh vùng, đến việc điều trị, truyền thông giúp chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn tại Đà Nẵng.
Niềm vui của các y bác sĩ khi cùng ngày có nhiều bệnh nhân mắc bệnh lý nền mắc COVID-19 khỏi bệnh được ra viện
PV: Thời khắc nào mà ông biết rằng mình đã đạt được thành công trong dập dịch ở Đà Nẵng?
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Câu hỏi này rất khó trả lời chính xác, bởi vì dịch bệnh của chúng ta diễn biến phức tạp, khó lường. Nhưng vào thời điểm chúng tôi nhận thấy các số liệu dịch tễ chúng ta phân tích được, tiềm ra được điểm nóng, nguy cơ ở các vùng dịch tễ trong TP Đà Nẵng, đã có các khuyến cáo của ngành y tế với ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tại TP Đà Nẵng. Các đồng chí đã triển khai rất quyết liệt những biện pháp cách ly, phong tỏa các khu dân cơ có ca bệnh.
Đặc biệt, năng lực xét nghiệm của Đà Nẵng đã tăng lên rất mạnh trong thời gian từ hơn 1000 xét nghiệm/ngày, đến giờ đã thực hiện gần 50 ngàn xét nghiệm /ngày và có thể hơn nữa. Đến giờ đã thực hiện hơn 150.000 xét nghiệm cho toàn thể TP. Đà Nẵng. Nhờ đó chúng ta đã sàng lọc được đối tượng F0 trong cộng đồng, rà soát F1 và đưa đi cách ly tập trung, thực hiện cách ly tại nhà với F2.
Khi những biện pháp đó được thực thi một cách hoàn chỉnh tại TP Đà Nẵng thì chúng tôi nhận định tình hình dịch đã tương đối ổn.
PV: Qua đợt dịch COVID-19 này có bài học nào cho ngành y tế Đà Nẵng nói riêng và ngành y tế các địa phương nói chung theo quan điểm của cá nhân ông?
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Thời gian qua, năng lực của y tế của Đà Nẵng đã nâng lên rất nhiều. Năng lực này từ 2 nguồn gốc: Trước hết là năng lực nội tại của ngành. Thời gian qua, khi các BV lớn bị phong tỏa, chính quyền và ngành y tế Đà Nẵng đã nỗ lực đầu tư xây dựng Bệnh viện dã chiến tại Trung tâm Y tế Hòa Vang, đầu tư cho Bệnh viện Phổi mà trước đó về chuyên môn, đặc biệt là hồi sức còn nhiều hạn chế. Giờ hai cơ sở y tế này đã trở thành 2 đơn vị chủ lực về hồi sức của TP.
Đặc biệt, chúng ta đã xây dựng cơ bản xong Bệnh viện dã chiến nữa ở Khu thể thao Tiên Sơn. Nếu trong tình hình dịch diễn biến xấu hơn thì có thể đáp ứng việc thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 với số lượng lớn hơn .
Đà Nẵng hiện nay có 7 cơ sở xét nghiệm sàng lọc virus SARS-CoV-2
Thứ hai là trong thời gian ngắn, Bộ Y tế đã điều động nhiều đoàn bác sĩ, dịch tễ, xét nghiệm có chuyên môn cao để vào hỗ trợ cho các bệnh viện từ xây dựng, thiết lập cơ sở vật chất đến chuyên môn. Chỉ trong 3 ngày, các ê kíp đã hỗ trợ thành lập 2 đơn vị hồi sức tại BV Phổi và Trung tâm y tế Hòa Vang, giúp các đơn vị này có năng lực tiếp nhận tất cả các bệnh nhân COVID-19 nặng.
Thành lập các ê kíp hồi sức bao gồm cả bác sĩ địa phương và bác sĩ tuyến trung ương hỗ trợ và đã hoạt động rất trơn tru. Đến giờ hoạt động tiếp nhận bệnh nhân Covid-19, hồi sức cấp cứu đều đã hoàn chỉnh, đã được tiêu chuẩn hóa. Tôi nghĩ đó là năng lực hết sức lớn của ngành Y tế Đà nẵng nói riêng và toàn ngành y tế VN nói chung, khi mà chúng ta tập trung mọi nguồn lực từ nhân lực đến trang thiết bị, cơ sở vật chất. Đặc biệt là sự hỗ trợ của người dân, của các doanh nghiệp.
Tôi phải nhấn mạnh về sự đóng góp của các doanh nghiệp, khi các bạn nhân được sự đề xuất đã chuyển thẳng những máy chạy thận nhân tạo đến Trung tâm y tế Hòa Vang, chuyển thẳng máy hồi sức, máy thở đến BV Phổi Đà Nẵng. Những máy móc đó đó giúp cho anh em ngành y những vũ khí rất mạnh để chúng ta có thể tăng khả năng điều trị cho người bệnh.
PV: Khi ông nhận nhiệm vụ vào Đà Nẵng để “chỉ huy” cuộc chiến chống dịch, ông đã từng xin Thủ tướng “ở lại hết dịch mới về”, điều này được báo chí cũng như dư luận nói rất nhiều, riêng ông trong một lần chia sẻ với báo chí cũng nói đó là việc bình thường, nhưng hôm nay tôi vẫn muốn nghe những chia sẻ từ ông sau những ngày “chung chiến hào cùng anh em chống dịch”?
Việc chúng tôi hứa với Thủ tướng là “hết dịch mới về” đó là vì trách nhiệm và mệnh lệnh từ trái tim của những người thầy Thu*c
TP Đà Nẵng là TP đáng sống, chúng tôi rất yêu mến nên chúng tôi mong muốn giúp cho chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng ổn định dịch, đảm bảo cuộc sống an toàn.
Đến giờ, chúng tôi rất mừng là những gì chúng tôi kỳ vọng khi vào TP Đà Nẵng đã đạt được kết quả bước đầu. Chúng ta có thể khẳng định dịch COVID-19 tại Đà nẵng đã được kiểm soát. Tôi hy vọng, dịch COVID-19 sẽ sớm được dập hoàn toàn. Tuy nhiên, cũng không thể ngày một ngày hai có thể hoàn toàn chấm dứt nhưng với sự đồng lòng của chính quyền, của ngành y tế và người dân Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung nói chung thì dịch sớm được đẩy lùi.
PV: Và một câu hỏi cuối cùng, đến thời điểm này bản có quyết định nào gây tranh cãi và khó thực hiện hay không, thưa ông?
Vì dịch và diễn biến bệnh tiến triển rất nhanh, các bệnh nhân cần được cấp cứu, chăm sóc khẩn trương. Tuy nhiên, trong thực hiện cũng phải có sự trao đổi, xem bệnh viện nào tiếp nhận bệnh nhân nào, khi đưa vào sử dụng khu hồi sức tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng và Trung tâm Y tế Hòa Vang thì cũng có những ý kiến là nên bố trí bệnh nhân nào... Những quyết định đó sau này ngẫm lại chúng tôi đều rất hài lòng.
Thầy Thu*c - bệnh nhân đồng lòng quyết tâm chiến thắng dịch bệnh
Không, không có quyết định nào gây tranh cãi, chỉ có mệnh lệnh và thi hành một cách quyết liệt, nhanh chóng mà thôi.
Dưới sự trao đổi của anh em, đồng nghiệp thì chúng tôi đã chia ra, Trung tâm Y tế Hòa Vang tiếp nhận các bệnh nhân COVID-19 có các bệnh lý nền liên quan đến thận. Còn BV Phổi thì nhận các bệnh nhân COVID-19 có bệnh liên quan đến phổi.
Cho đến giờ thì các hoạt động cấp cứu, điều trị liên quan đến bệnh nhân COVID-19 ở hai cơ sở y tế này đã đạt được những kết quả ban đầu khá tốt.
Đến khi Hải Dương ghi nhận số ca mắc tăng nhanh. Đội Dịch tễ trong Ban Thường trực đặc biệt sau khi đã làm tốt công tác trợ giúp khoanh vùng, cách ly, dập dịch tương đối ổn tại Đà Nẵng, Quảng Nam đã lập tức được điều động đến Hải Dương để tiếp tục làm công tác giám sát, điều tra dịch tễ của Hải Dương để nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch.