Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Đái tháo đường dễ tắc mạch máu chi dưới

Bệnh nhân đái tháo đường có xu hướng mắc bệnh mạch máu ngoại vi cao hơn so với người bình thường và bệnh trở nên nghiêm trọng nếu có hẹp và tắc nghẽn mạch xảy ra.

Đặc biệt, khác với người bình thường khi bị mắc bệnh lý mạch máu ngoại vi là tiến triển từ từ, chỉ ở một bên, thường là ở động mạch ở trên gối và chỉ bị một đoạn, còn ở người đái tháo đường tiến triển nhanh ở cả hai bên chân, thường ở dưới gối và tắc hẹp ở nhiều đoạn.

Biểu hiện da bàn chân xanh tím, đỏ tím, teo mỏng và bóng, teo cơ và dày móng chân, bàn chân trắng nhợt khi nhấc lên cao... Khi mảng xơ vữa làm tắc mạch máu ngón chân, da ngón chân trở lên tím đen, phát triển thành hoại tử đi kèm với đau.

Bệnh nhân thường bị đau cách hồi, đau khi nghỉ... Tắc động mạch cấp xảy ra khi động mạch chi dưới bị tắc cấp tính bởi nghẽn mạch hoặc tắc mạch. Các triệu chứng và dấu hiệu điển hình là đau, xanh tím, mất mạch và liệt. Khi tắc động mạch cấp xảy ra, chỉ sau 4 - 6 giờ, cơ và thần kinh sẽ bị hỏng và không thể đảo ngược lại được.

Vì vậy, cần phải đánh giá và điều trị bệnh càng sớm càng tốt, tránh để tắc động mạch cấp gây liệt.

Theo PGS.TS Tạ Văn Bình - Kiến thức

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dai-thao-duong-de-tac-mach-mau-chi-duoi-n47185.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Phình động mạch chủ bụng (abdominal aortic aneurysm - AAA) là tình trạng giãn nở ( phình ) của một phần động mạch chủ trong vùng bụng mà đường kính …
  • Bệnh động mạch vành (thiếu máu cơ tim) được gây ra khi lòng động mạch bị hẹp hay tắt nghẽn, thường do xơ vữa động mạch. Với những triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở, bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu ở Mỹ và các nước phát triển.
  • Viêm động mạch Takayasu là dạng hiếm của các rối loạn viêm mạch máu. Bệnh có thể gây đau ngực, đau tay, cao huyết áp và cuối cùng là suy tim hoặc đột quỵ.
  • Viêm mạch là tình trạng viêm của các mạch máu. Viêm mạch gây ra các thay đổi trên thành mạch máu, bao gồm dày lên, suy yếu, chít hẹp và sẹo hóa.
  • Xơ vữa động mạch (atherosclerosis) là bệnh làm động mạch của bạn trở nên cứng và hẹp đi. Thậm chí, động mạch có thể bị tắc hoàn toàn. Động mạch là những mạch máu mang máu từ tim đến những phần còn lại của cơ thể.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nong động mạch cảnh (Carotid angioplasty) là một thủ thuật nhằm mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp để phòng ngừa hay điều trị đột quỵ. Động mạch cảnh là động mạch nằm ở hai bên vùng cổ và là động mạch chính cấp máu cho não. Thủ thuật này liên quan đến việc luồn và bơm phồng một bóng nhỏ để nong và mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp.
  • Chụp mạch máu não là một kỹ thuật hình ảnh nhằm khảo sát các mạch máu trong não. Một máy quét được sử dụng để chụp hình ảnh các mạch máu, sau đó tái tạo hình ảnh ba chiều (3-D) bằng cách sử dụng phần mềm chuyên dụng trên máy tính. Các hình ba chiều giúp các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh (radiologist) xem chính xác hơn cấu trúc của mạch máu trong các bệnh như: phình động mạch, hẹp mạch trong sọ hoặc ngoài sọ, và đột quỵ…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY