Khoa học hôm nay

Đái tháo đường týp 3 – Căn bệnh ít được biết đến

Các nhà khoa học đã xác nhận có loại đái tháo đường týp 3 và khá phổ biến nhưng thường bị nhầm lẫn là tiểu đường týp 2 dẫn đến điều trị không chính xác.

Các bệnh đái tháo đường thường gặp hiện nay

đái tháo đường týp 1 xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tụy. Insulin chịu trách nhiệm chuyển hóa đường, do đó nếu không có insulin, lượng đường trong máu sẽ tăng vọt không kiểm soát được. Tình trạng này chủ yếu do di truyền nên khá hiếm gặp.

đái tháo đường týp 2 phổ biến hơn. Nó xuất hiện khi cơ thể không sản sinh ra đủ insulin hoặc không hoạt động đúng với chức năng của insulin, thậm chí kháng lại hor- môn này. Kết quả dẫn đến mức đường trong máu không thể kiểm soát. Không giống đái tháo đường týp 1, đái tháo đường týp 2 có thể bị ảnh hưởng bởi trọng lượng, độ tuổi và di truyền.

đái tháo đường thai kỳ: Xảy ra khi mang thai, là căn bệnh tiểu đường tạm thời và liên quan đến sự đề kháng insulin do đó nó không được đề cập đến như một dạng riêng biệt của bệnh tiểu đường.

Và bệnh đái tháo đường týp 3

BS. Suzanne M. de la Monte - chuyên khoa thần kinh tại Bệnh viện Rhode Island, giáo sư bệnh học tại Trường y tế Brown cho biết: "Insulin không chỉ được sản xuất trong tuyến tụy, mà còn được sản xuất từ não”.

Bệnh đái tháo đường týp 3 chủ yếu xảy ra do tổn thương tụy, thường do viêm mãn tính và xuất hiện khi bộ não không sản xuất đủ insulin. Mức độ tổn thương não phụ thuộc vào việc sản xuất insulin não.

Ở trạng thái không có insulin thì não chịu tổn thương nhiều hơn khi ở trạng thái thiếu insulin như tiểu đường týp 1 và týp 2. Trong thực tế, bệnh đái tháo đường týp 3 chỉ xảy ra ở những người đã mắc một trong hai loại bệnh tiểu đường týp 1 và týp 2.

Bệnh đái tháo đường týp 3 cũng được gọi là bệnh tiểu đường não. Điều này là do não đòi hỏi insulin để hình thành những ký ức mới. Nếu thiếu insulin sẽ ảnh hưởng tới quá trình này. Vì vậy, trong bệnh tiểu đường týp 3, insulin và trí nhớ có mối quan hệ nhân quả với nhau.

Theo BS Suzanne M. de la Monte, 2 yếu tố insulin và hormon tăng trưởng (GH) không những cần thiết cho sự tồn tại của tế bào não mà còn góp phần cải thiện tình trạng của bệnh Alzheimer.” Thêm vào đó, sự kháng insulin - một đặc tính của bệnh tiểu đường có kèm theo với thoái hóa thần kinh. Điều này là càng cung cấp bằng chứng về sự liên hệ giữa tiểu đường và Alzheimer

Để phân biệt bệnh đái tháo đường týp 3 với týp 2 và týp 1, ngoài các triệu chứng điển hình của bệnh đái tháo đường như lượng đường huyết tăng, sút cân thì bệnh nhân mắc tiểu đường týp 3 có biểu hiện lú lẫn, mất trí nhớ. Không có khả năng hình thành những ký ức mới là điều đặc biệt của bệnh tiểu đường týp 3 và có những biểu hiện giống những người mắc bệnh Alzheimer. Bởi có sự giống nhau giữa hai bệnh này, để chẩn đoán phân biệt bệnh đái tháo đường týp 3 cần sử dụng công nghệ quét hình ảnh bằng cộng hưởng từ MRI.

Theo nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Deabetes Care, chỉ có 3% trong số những người mắc tiểu đường týp 3 được chẩn đoán đúng bệnh. Cụ thể, bác sỹ Andrew McGovern từ Đại học Surrey, Mỹ cho biết: Có khoảng 5-10% các trường hợp bị tiểu đường tại Châu Mỹ thực chất mắc tiểu đường týp 3. Điều này đồng nghĩa với việc có hàng triệu người trên thế giới không hề biết về căn bệnh thực sự mình đang mắc phải.

Theo bác sỹ McGovern: Tiểu đường týp 3 rất khó điều trị vì nó không chỉ làm giảm khả năng sản xuất insulin của tụy mà nó còn ngăn cản việc sản xuất những enzyme then chốt cần thiết cho việc tiêu hóa thức ăn cùng các hor- môn quan trọng khác.

Ông cũng giải thích trong một bài đăng trên trang The Conversation rằng: “Những người bị đái tháo đường týp 3 có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu thấp gấp đôi so với những người bị tiểu đường týp 2. Tần suất cần thêm insulin cũng tăng từ 5-10 lần tùy theo mức độ tổn thương tụy”.

Theo McGovern, nghiên cứu này nhằm mục đích cảnh báo cho mọi người và giới khoa học về loại tiểu đường ít được ghi nhận qua đó cần thêm những nghiên cứu chuyên sâu về nó. Bệnh tiểu đường là tình trạng bệnh suốt đời nhưng nó chỉ có thể được điều trị đúng cách nếu nó được chẩn đoán chính xác.

Huệ Minh

(Theo Health, iflscience tháng 10/ 2017)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/dai-thao-duong-typ-3-can-benh-it-duoc-biet-den-n139138.html)

Tin cùng nội dung

  • Alzheimer là bệnh gây mất trí nhớ phổ biến ở nhóm người cao tuổi. Việc điều trị bệnh này vẫn còn hạn chế nên việc phòng ngừa đóng một vai trò quan trọng. Tạp chí SDC của Singapore vừa giới thiệu 7 nguyên tắc cơ bản về phòng tránh bệnh này.
  • Là thuật ngữ được dùng nhiều trong thời gian gần đây, để nói về căn bệnh sa sút trí tuệ ở người trung cao tuổi, bệnh rất đa dạng, chứa đựng nhiều bí ẩn, mà khoa học chưa hiểu hết, nên hiệu quả điều trị còn thấp, và dưới đây là một số dạng sa sút trí tuệ thường gặp.
  • Cho đến nay vẫn chưa có Thuốc đặc hiệu chữa bệnh, cũng như dự phòng Alzheimer. Đã có nhiều thử nghiệm trên lâm sàng về Thuốc chống viêm giảm đau không steroid, vitamin C, vitamin E, hoặc axit folic tuy nhiên chưa thấy hiệu quả.
  • Bệnh Alzheimer tăng lên theo tuổi, trung bình 65 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.
  • Các triệu chứng của ung thư thường dễ bị bỏ qua do giống với các căn bệnh thông thường khác, vì vậy đã khiến việc điều trị trở nên chậm trễ.
  • “Quả có rụng cũng không xa gốc”. Câu tục ngữ này không chỉ về tính cách mà còn về sức khỏe của con cái cũng ảnh hưởng của cha mẹ rất lớn.
  • Tỉ lệ người mắc bệnh tan máu bẩm sinh ở các tỉnh miền núi phía Bắc rất cao, trong khi kiến thức về các bệnh máu, trong đó có thalassemia còn rất hạn chế.
  • Biết sử dụng Insulin một cách khoa học là yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh đái tháo đường.
  • Bệnh Alzheimer là một loại bệnh đe dọa tuổi già khó chữa trị. Bệnh có biểu hiện mất trí nhớ hoàn toàn, mất tập trung tư tưởng, sụt cân không giải thích được, khó khăn trong việc đi đứng. Các triệu chứng về dinh dưỡng trong thời kỳ đầu của bệnh là: thay đổi sự nhận xét mùi vị như kêu quá nhạt, thích ăn đồ ăn ngọt và mặn, ăn không biết ngon và hay ăn những loại thực phẩm không thường dùng hàng ngày.
  • Alzheimer là bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi (là nguyên nhân của 75% trường hợp sa sút trí tuệ). Người bệnh có dấu hiệu sớm nhất là hay quên, nói lẫn lộn, nói lắp rồi dần dần mất trí nhớ, trầm cảm, ngớ ngẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY