Tâm sự hôm nay

Đám cưới mùa đại dịch, cô dâu chú rể méo mặt vì khách đồng loạt gửi phong bì chứ không tới dự

Khó khăn lắm tôi mới nhờ được họ hàng đến để nấu nướng, phục vụ tiệc cưới. Vậy mà vào phút chót, điện thoại của tôi và bố mẹ liên tục đổ chuông. Ai cũng nói có việc bận, mong thông cảm. Rồi họ gửi người khác đến để đưa phong bì.

Tôi vừa tổ chức hôn lễ mọi người ạ. Đáng lẽ ra lúc này tôi phải cảm thấy hạnh phúc. Nhưng không hiểu sao tôi lại chạnh lòng và có chút ấm ức.

Biết rằng thời điểm này, kết hôn không phải vấn đề được ưu tiên. Có điều vợ chồng tôi đã yêu nhau 7 năm. Bây giờ tôi cũng đã có thai. Thành ra không làm đám cưới thì làng xóm chê cười bố mẹ. Còn tổ chức thì đúng là buồn hết chỗ nói.

Tôi không nghĩ dịch bệnh lại bị ảnh hưởng đến mình nhiều như vậy. Suốt quá trình chuẩn bị đám cưới, chúng tôi đã rất chật vật. Từ chuyện chọn ngày cưới cho đến vấn đề cỗ bàn.

Ngay từ đầu, nhà chồng tôi đã muốn tổ chức trong Tết. Nhưng tôi muốn ăn Tết nhà bố mẹ đẻ thêm một năm nữa nên đã xin dời ngày cưới. Sau nhiều lần bàn bạc, cuối cùng nhà chồng tôi cũng đồng ý theo mong muốn của nhà gái.

Mấy ngày Tết đọc được tin có dịch ở Trung Quốc, tôi nơm nớp lo sợ sẽ lây sang Việt Nam. Quả thật chỉ vài ngày, Việt Nam và ngay cả Vĩnh Phúc cũng có người nhiễm bệnh. Thế là đám cưới của tôi bỗng nhiên lại vì dịch bệnh mà ảnh hưởng.

Lúc đầu chúng tôi muốn tổ chức thật hoành tráng. Nhưng rồi thuê ca sĩ không có, người múa cũng không. Chỉ vì vùng mà tôi sống là tâm dịch.

Khó khăn lắm tôi mới nhờ được họ hàng đến để nấu nướng, phục vụ tiệc cưới. Vậy mà vào phút chót, điện thoại của tôi và bố mẹ liên tục đổ chuông. Ai cũng nói có việc bận, mong thông cảm. Rồi họ gửi người khác đến để đưa phong bì. Chỉ nghe lý do tôi cũng hiểu khách khứa không dám đến vì sợ nhiễm virus corona.

Khổ nhất là gia đình tôi, chuẩn bị đến 60 mâm cỗ nhưng chỉ có 20 mâm là ngồi kín. Còn 40 mâm, chúng tôi phải chia cho hàng xóm và những nhà xung quanh.

Hôm nay tôi về nhà chồng, thấy mẹ chồng cũng than thở y hệt như vậy. Mọi người tránh bệnh nên chẳng ai dám tụ tập đông người. Hôn lễ của tôi vì thế mà chỉ có hai bên gia đình, những người bên dưới thì đeo khẩu trang kín mít.

Cả ngày nay, mẹ chồng tôi thở dài sườn sượt vì cỗ bàn dư thừa, lỗ nhiều tiền tổ chức đám cưới. Nói đi nói lại, bà được đà trách tôi vì đợt trước đòi cưới sau Tết. Tôi quay sang nhìn chồng, anh cũng đổ mọi trách nhiệm lên đầu vợ.

Buồn quá mọi người ạ. Ngày cưới chẳng có ai đến chứng kiến, tôi còn bị mẹ chồng chì chiết vì chuyện đã qua. Càng nghĩ tôi lại càng thấy tủi thân, ấm ức.

Theo Mỹ Lan/Phụ Nữ Sức Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/tam-su-gia-dinh-38/dam-cuoi-mua-dai-dich-co-dau-chu-re-meo-mat-vi-khach-dong-loat-gui-phong-bi-chu-khong-toi-du-350104)

Tin cùng nội dung

  • Sau một cú điện thoại than thở về việc bị gia đình bắt lấy chồng, Hong, đồng tính nữ, làm đám cưới cùng cậu bạn thân là đồng tính nam để làm vừa lòng bố mẹ.
  • Nếu được chứng kiến đám cưới cổ tích của một cô gái suy thận với chàng trai kém khôi ngô kém cô dâu tới 3 tuổi, bạn không thể không rơi nước nước mắt trước tình yêu đẹp của họ.
  • Tôi đoán chắc một điều rằng 90% bác sĩ khoa sản không hề nghĩ đến, sống được và giàu lên nhờ phong bì đâu bạn nhé. Chỉ có những trải nghiệm đã qua thì mình mới hiểu cái phong bì từ đâu đến, đến với ai, và ai là người phải chịu những nỗi oan uổng của tiếng đời.
  • SucKhoeDoiSong.vn - Một bác sĩ của BV Bình Dân lặng lẽ dúi phong bì cho bệnh nhân (BN) nghèo mổ cấp cứu do bị viêm phúc mạc nặng (BN đã quyết định xin về chờ ch*t)
  • Uyên ương thường chọn bộ ba sắc màu đỏ - xanh lá - trắng là gam màu chủ đạo để thể hiện không khí rộn ràng của ngày cưới dịp Noel.
  • Đêm tân hôn của bạn đã diễn ra như thế nào? Bạn có biết cô dâu mới muốn gì trong đêm đầu tiên của đời sống vợ chồng?
  • Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày cưới chị vợ chuẩn bị làm tiệc đãi chồng và các con. Mình nè, mình muốn em làm thịt con thỏ hay con gà tây?
  • Chuyện đi công tác với chúng tôi không có gì là lạ hay hiếm gặp cả. Một năm, đi dăm bảy lần là chuyện thường tình.
  • Nhìn thấy những nụ cười tươi tắn nở bừng trên gương mặt người nữ Bác sỹ và gia đình bệnh nhân nọ, tôi thầm nghĩ: càng có nhiều những thầy Thuốc như Bác sỹ Tự thì người dân càng có niềm tin khi vào bệnh viện, yên tâm đặt trọn sức khỏe và tính mạng mình trong tay những lương y như từ mẫu.
  • Trải qua hơn 1 tháng chăm sóc mẹ trong bệnh viện Tim Hà Nội và từ những diễn biến bất ngờ trước, trong và sau ca mổ, tôi mới hiểu rằng vẫn còn bệnh viện không phong bì và rất nhiều những người bác sĩ, y tá tận tâm với bệnh nhân.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY