12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Đan Mạch là một trong những nước EU đầu tiên dỡ bỏ tất cả các hạn chế về COVID-19 sau tiêm chủng

Sau 548 ngày áp dụng các biện pháp hạn chế để ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19, tỷ lệ tiêm chủng cao của Đan Mạch đã giúp quốc gia Scandinavia trở thành một trong những quốc gia Liên minh châu Âu đầu tiên dỡ bỏ tất cả các biện pháp y tế trong nước.

Cuộc sống bình thường đã dần dần trở lại, kể từ ngày 10 tháng 9, thẻ kỹ thuật số - bằng chứng về việc đã được tiêm phòng – không còn được yêu cầu khi vào hộp đêm, khiến nó trở thành biện pháp bảo vệ virus cuối cùng bị dỡ bỏ. Hơn 80% dân số Đan Mạch trên 12 tuổi đã tiêm hai mũi vaccine ngừa COVID-19.

Jens Lundgren, Giáo sư về bệnh virus, Bệnh viện Đại học Copenhagen cho biết: “Đan Mạch đang dỡ bỏ các hạn chế vì việc triển khai vaccine đã rất thành công. Do đó, chúng tôi đã kiểm soát được đại dịch ở đất nước này và vì vậy chúng tôi có thể xử lý bất cứ thứ gì còn sót lại ở những người vẫn bị nhiễm bệnh trong khuôn khổ hệ thống bệnh viện".

Hiện chính phủ Đan Mạch không còn coi COVID-19 là một căn bệnh nguy hiểm cho xã hội. Vào cuối tháng 8, Bộ trưởng Y tế Magnus Heunicke cho biết dịch bệnh đã được kiểm soát nhưng cảnh báo chính phủ sẽ hành động khi cần thiết nếu tình hình xấu đi.

Kể từ ngày 14 tháng 8, khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng không còn là bắt buộc. Vào ngày 1 tháng 9, các câu lạc bộ đêm mở cửa trở lại, các giới hạn về tụ tập công cộng đã bị xóa bỏ và không còn bắt buộc phải xuất trình thẻ khi muốn ngồi trong nhà hàng hoặc đi đến các trận đấu bóng đá, trung tâm thể dục hoặc tiệm làm tóc.

Tuy nhiên, khẩu trang hoặc tấm chắn vẫn là bắt buộc tại các sân bay và mọi người nên đeo khẩu trang khi đến bác sĩ, trung tâm xét nghiệm hoặc bệnh viện. Việc giữ khoảng cách an toàn vẫn được khuyến nghị và áp dụng các hạn chế nhập cảnh nghiêm ngặt đối với người nước ngoài tại biên giới.

WHO tỏ ra bi quan về khả năng đẩy lùi dịch bệnh bằng vaccine.

WHO cho biết chúng ta có khả năng phải sống chung với COVID-19 giống như bệnh cúm

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) châu Âu hôm 10 tháng 9 vừa qua tỏ ra bi quan về khả năng của vaccine trong việc chấm dứt đại dịch COVID-19, khi các biến thể mới liên tục xuất hiện làm giảm hy vọng đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng.

Vào tháng 5 vừa qua, giám đốc WHO khu vực châu Âu, bác sĩ Hans Kluge đã nói rằng "đại dịch sẽ chấm dứt khi chúng ta đạt được mức bao phủ tối thiểu 70% trong tiêm chủng".

Tuy nhiên, theo các chuyên gia hàng đầu của WHO, tình hình hiện đã thay đổi do sự xuất hiện của các biến thể mới có khả năng lây truyền cao hơn, chẳng hạn như Delta.

Theo bác sĩ Hans Kluge, sự xuất hiện của các biến thể mới sẽ khiến mục đích đầu tiên và quan trọng nhất của việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 là để ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng hơn cũng như tỷ lệ tử vong.

Ông Hans Kluge cho biết: “Nếu chúng ta cho rằng COVID-19 sẽ tiếp tục đột biến và tồn tại lâu dài giống như dịch cúm, chúng ta nên dự đoán cách điều chỉnh dần dần chiến lược tiêm chủng của mình cho phù hợp với sự lây truyền dịch bệnh và thu thập kiến ​​thức thực sự quý giá về tác động của các mũi tiêm bổ sung”.

Các nhà dịch tễ học hiện nay cho rằng, sẽ không thực tế về khả năng miễn dịch của cộng đồng có thể đạt được chỉ với việc sử dụng vaccine ngừa COVID-19, mặc dù chúng vẫn là yếu tố quan trọng để ngăn chặn đại dịch.

Tỷ lệ tiêm chủng cao cũng là điều cần thiết để giải tỏa áp lực từ các hệ thống chăm sóc sức khỏe vốn rất cần nguồn lực để điều trị các bệnh khác không do COVID-19 gây ra.

Biến thể Delta của COVID-19 được coi là có khả năng lây truyền cao hơn 60% so với biến thể Alpha có ưu thế trước đó và khả năng lây lan gấp đôi so với chủng virus ban đầu.

Virus càng dễ lây lan, thì ngưỡng đạt được miễn dịch cộng đồng càng cao, đó là khi có đủ số người được miễn dịch để chấm dứt sự lây lan của virus. Khả năng miễn dịch cộng đồng có thể đạt được bằng cách tiêm phòng hoặc thông qua lây nhiễm tự nhiên.

Các quan chức tại cơ quan y tế toàn cầu trước đây cho biết vaccine không đảm bảo thế giới sẽ diệt trừ được COVID-19 giống như các loại virus khác. Một số chuyên gia y tế hàng đầu, bao gồm cả cố vấn y tế của Nhà Trắng, Tiến sĩ Anthony Fauci và Stephane Bancel, Giám đốc điều hành của hãng sản xuất vaccine COVID-19 Moderna, đã cảnh báo rằng thế giới sẽ phải sống chung với COVID-19 mãi mãi, giống như bệnh cúm.

Các quan chức WHO cho biết, nếu thế giới có những bước đi sớm để ngăn chặn sự lây lan của virus, thì tình hình ngày nay có thể đã rất khác. Theo nhà dịch tễ học Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về COVID-19, chúng ta đã có cơ hội khi bắt đầu đại dịch này. Nếu các quốc gia hành động mạnh mẽ ngay từ đầu, đại dịch đã không tồi tệ đến mức như hiện nay.

Xem thêm:

Thêm 4 tác dụng phụ mới được phát hiện khi tiêm vaccine AstraZeneca

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/dan-mach-la-mot-trong-nhung-nuoc-eu-dau-tien-do-bo-tat-ca-cac-han-che-ve-covid-19-sau-tiem-chung-32029/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY