Tâm linh hôm nay

Đàn tràng chẩn tế, siêu độ người Ch?t và cảm hóa người sống

Trong truyền thống Phật giáo Đại Thừa nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng, Đàn tràng chẩn tế là pháp thức để siêu độ vong linh của những người đã Ch?t mà vì oan nghiệp chưa siêu thoát hay chưa tái sinh được. Những người bị oan nghiệp đó có rất nhiều nguyên do, rất nhiều thành phần, mà đại để đã được tổng hợp trong 10 loại gọi là thập loại chúng sinh (như văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du đã đề cập) hay thập loại cô hồn.

Theo bộ Du già tập yếu diệm khẩu thí thực nghi do ngài Tam Tạng Bất Không Kim Cang (Amoghavajra) dịch từ Phạn sang Hán vào đời Đường, thì Thập loại cô hồn [1] gồm:


1. Thủ hộ quốc giới: Loại oan hồn vị quốc vong thân;

2. Phụ tài khiếm mạng: Loại oan hồn Ch?t vì trái chủ oan gia, trụy thai, sẩy thai;

3. Khinh bạc Tam Bảo: Loại oan hồn vì tạo nghiệp bất hiếu, phụ nghịch, vô đạo;

4. Giang hà thủy nịch: Loại oan hồn Ch?t sông, Ch?t biển;

5. Biên địa tà kiến: Loại oan hồn ở nơi biên ải hẻo lánh xa xăm;

6. Ly hương khách địa: Loại oan hồn phiêu bạc tha hương, Ch?t đường, Ch?t bụi;

7. Phó hỏa đầu nhai: Loại oan hồn Ch?t vì Tu tu, trầm mình xuống sông, núi, Ch?t đâm, Ch?t chém;

8. Ngục tù trí mạng: Loại oan hồn Ch?t vì bị tra tấn, khổ nhục trong lao tù;

9. Nô tì kết sử: Loại oan hồn Ch?t vì bị nô lệ, hành hạ, đày đọa;

10. Manh mung ám á: Loại oan hồn lúc sống bị đui, què, câm, điếc, cô quả không ai chăm sóc.

Đàn tràng là một trong các nghĩa của Mạn đà la (Mandala), tức là dùng đất (Thổ đàn), gỗ (Mộc đàn) hay nước (Thủy đàn) lập lên một cái đàn, trong đó tôn trí những biểu tượng, hình tượng và pháp khí của chư Bổn Tôn để hành lễ theo thể thức Mật giáo. Đàn tràng còn gọi là đạo tràng vì là nơi thực hiện đạo, thực hiện phật sự, thực hiện sự tự giác và giác tha, như trong kinh Duy Ma Cật, phẩm Bồ Tát thứ tư, đoạn Bồ tát Duy Ma Cật giải thích cho Quang Nghiêm Đồng Tử về ý nghĩa của đạo tràng.

người sống đang chứng kiến và lắng nghe. người sống qua đó nhận thức được rằng những hành động bất thiện mà mình gây ra trong đời này, hoặc trong những đời sống khác sẽ là sợi dây nghiệp lực trói chặt họ vào trong thế giới oan khiên, khổ đau chập chùng. người sống cũng nhân đó mà ý thức sâu sắc rằng trên thế gian này chỉ có từ bi mới chuyển hóa được mọi hận thù, vì tham si, thù hận do mình gây ra hay do người khác gây ra sẽ là những bức tường thành kiên cố vây hãm kiếp nhân sinh trong vòng khốn đốn, lầm than, khổ não!


Hiệu lực giải nghiệp và chuyển hóa của đàn tràng chẩn tế sẽ tùy thuộc vào hai yếu tố căn bản: Một là cách thức tổ chức đàn tràng, hai là tâm thức của cộng đồng xã hội nơi mà đàn tràng được cử hành. Cách thức tổ chức đàn tràng gồm hai điều quan trọng:


Một là việc tổ chức đàn tràng phải thật sự đúng pháp thức của khoa nghi Mật giáo, từ hình thức thiết lập đàn tràng, các phẩm vật hiến cúng, đến việc hành lễ chẩn tế của các vị chủ gia trì và ban kinh sư hộ đàn.


Hai là việc vận động trong phạm vi rộng lớn của nhân gian để mọi thành phần xã hội có thể tham gia vào đàn tràng chẩn tế qua hai bình diện trực tiếp và gián tiếp. Đàn tràng càng được sự tham dự rộng rãi của mọi giới chừng nào thì càng vận động được sức mạnh hộ trì về cả tinh thần lẫn vật chất của tập thể.


Ở đây yếu tố tâm thức của người tổ chức đàn tràng và của cộng đồng xã hội tham dự vào đàn tràng đóng một vai trò rất trọng yếu. Các pháp lấy tâm làm đầu mà cũng lấy tâm làm chung quyết. Điều này có nghĩa là từ tâm mà khởi niệm làm điều thiện hay điều ác, từ tâm mà quá trình thực hiện các phương tiện để dẫn đến thành tựu được quyết định, từ tâm mà kết quả được thẩm định là tốt hay xấu. Với thiện tâm thiện ý thì mọi việc đều đưa đến thành tựu thắng phước. Với cơ tâm ác ý thì dù là nhân danh việc thiện cũng chỉ dẫn đến kết quả khổ đau. Yếu tố tâm thức không những đóng vai trò chủ yếu trong đời sống cá nhân mà còn là thành tố quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng xã hội.


Trong đàn tràng chẩn tế, thì yếu tố tâm thức này sẽ là thuận hay nghịch duyên để mang lại lợi lạc hay phiền lụy thêm cho các vong linh, cô hồn, ngạ quỷ và người sống. Trong đàn tràng chẩn tế từ người đứng ra tổ chức, những vị gia trì sư và người tham dự cầu nguyện đều cần phải phát khởi tâm thức như chánh pháp, nghĩa là nhất tâm thành ý hồi hướng thắng duyên cho những cô hồn, ngạ quỷ để họ có thể nhờ “thính pháp văn kinh thọ tài hưởng thực” mà trút bỏ những oan khiên, giải thoát những trói buộc của phiền não.


Từ tâm thức thuần tịnh của mỗi cá nhân đến cả cộng đồng xã hội sẽ tạo thành chính báo trang nghiêm để chuyển vận y báo chung quanh. nhờ y báo trang nghiêm thanh tịnh của cộng đồng xã hội này sẽ chuyển hóa được nghiệp lực của cô hồn, ngạ quỷ, hay ít ra có thể cảm hóa được tâm thức của những vong linh, oan hồn, uổng tử. không những thế, ngay đối với người sống trong cộng đồng xã hội, nơi mà đàn tràng chẩn tế được tổ chức đúng pháp, vận khởi được tâm thức thuần tịnh trang nghiêm, cũng là một cơ duyên quý giá để được cảm hóa.


Khi toàn bộ cộng đồng xã hội đang hướng về điều thiện, đang vận dụng tâm thức từ bi, thanh tịnh để cứu khổ vong linh, cộng với nội dung được biểu thị của đàn tràng, sẽ là chất liệu có sức mạnh không nhỏ để cảm hóa các thành viên đang sống trong cộng đồng xã hội ấy. Đây chính là ý nghĩa tại sao, khi Tôn giả Đại Mục Kiền Liên thỉnh cầu đức Phật chỉ dạy pháp thức cứu độ cho mẹ ngài đang thọ khổ ở địa ngục, đức Thế Tôn đã dạy Tôn giả Mục Kiền Liên phải nương nhờ oai lực thanh tịnh của mười phương chúng tăng mới có đủ sức mạnh vi diệu mà giải thoát cho mẹ ngài.


Sức mạnh cảm hóa đó thấm sâu đến đâu thì còn tùy thuộc vào đàn tràng được thực hiện tinh mật đến mức nào và nội lực tâm thức của cộng đồng xã hội, nơi đàn tràng được tổ chức, phát khởi dũng mãnh, đồng nhất và thanh tịnh đến chừng nào.


Cư sĩ Huỳnh Kim Quang Tâm Huy

[1] Xin đọc bài viết “Lễ Tháng Bảy” của Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ đăng trong tạp chí Phương Trời Cao Rộng, số 3, tháng 8, 2006, hoặc trang nhà: www.phatviet.com.
[2] Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, bản dịch Việt của Tuệ Sỹ, Ban Tu Thư Phật Học, 2002, trang 116, 117.
[3] Xin đọc Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm Dược Thảo Dụ thứ 5.
[4] Trích từ bài “Lễ Tháng Bảy” của Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, xem chú thích ở trên.
[5] Mấy bài diễn Nôm này cũng trích từ bài “Lễ Tháng Bảy” của Thượng tọa Tuệ Sỹ, xem chú thích ở trên.

Huỳnh Kim Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/dan-trang-chan-te-sieu-do-nguoi-chet-va-cam-hoa-nguoi-song-d27195.html)

Chủ đề liên quan:

người chết người sống siêu độ

Tin cùng nội dung