Bạn nên biết hôm nay

Đang chữa ung thư tuyến giáp có nên tiêm vaccine Covid-19?

Ông Long, 45 tuổi, nhận thông báo tiêm vaccine Covid-19 song đắn đo vì đang uống Thu*c điều trị ung thư tuyến giáp, đã phẫu thuật ba năm trước.

Sau phẫu thuật, ông được bác sĩ chỉ định dùng Thu*c levothyroxine 100 mcg. Hiện sức khỏe của ông ổn định, muốn tiêm vaccine sớm song e ngại đang dùng Thu*c hormone tuyến giáp thay thế.

Pgs. ts phạm cẩm phương, giám đốc trung tâm y học hạt nhân & ung bướu, bệnh viện bạch mai cho biết bệnh nhân ung thư thuộc nhóm nhạy cảm với covid-19 do có hệ miễn dịch yếu. người bệnh được chẩn đoán ung thư tuyến giáp, đã được phẫu thuật vẫn nên tiêm vaccine phòng covid-19 và duy trì uống levothyroxine theo liều đang dùng mà không phải dừng Thu*c.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Phương, bệnh nhân cần xét nghiệm để kiểm tra hiện tại đã đạt bình giáp hay chưa. Nếu bạn đang suy giáp hoặc cường giáp, bác sĩ sẽ điều trị liều hormone tuyến giáp.

"Nhiều người bệnh ung thư nhờ tư vấn về tiêm vaccine phòng Covid 19. Họ đã điều trị ổn định ung thư hoặc đang xạ trị, hóa trị, điều trị đích, nội tiết..., phản hồi sau tiêm chủng cũng không xảy ra vấn đề gì quá đặc biệt", bác sĩ Phương nói. Do đó, người bệnh ung thư cần trao đổi với bác sĩ điều trị cũng như bác sĩ khám sàng lọc để tiêm chủng hiệu quả và an toàn.

Bác sĩ Lâm Quốc Trung, Phó trưởng khoa Hóa trị ung thư Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, cho biết levothyroxine là một hormone tuyến giáp tổng hợp, thường được điều trị trong bệnh lý về tuyến giáp không thuộc các nhóm Thu*c nhằm trong danh mục hạn chế tiêm vaccine Covid-19.

Tất cả khuyến cáo trên thế giới đều đề nghị bệnh nhân ung thư nên được tiêm phòng ngay khi có thể nếu không có chống chỉ định, giúp giảm nhẹ triệu chứng hoặc mức độ nghiêm trọng khi mắc bệnh. trong đó, bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối đang xạ trị và hóa trị thuộc nhóm thận trọng tiêm chủng, cần sàng lọc kỹ, theo "hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng covid-19" của bộ y tế, ngày 10/8.

Bộ Y Tế đề nghị trì hoãn tiêm chủng với người có tiền sử rõ ràng đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng; Người đang mắc bệnh cấp tính; Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần. Phụ nữ mang thai trên 13 tuần và cho con bú vẫn được tiêm vaccine (nếu có cam kết), tuy nhiên không áp dụng với vaccine Sputnik V. Họ thuộc nhóm người cần thận trọng tiêm chủng.

Đối tượng thận trọng tiêm chủng là người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; Người có bệnh nền, bệnh mạn tính; Người mất tri giác, mất năng lực hành vi; Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu; Phụ nữ mang thai trên 13 tuần; Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống gồm nhiệt độ dưới 35,5 độ C và trên 37,5 độ C, mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút, nhịp thở trên 25 lần/phút...

"Do đó, với người đã điều trị ung thư ổn định, sức khỏe bình thường, để tiêm vaccine phòng Covid-19 chỉ cần tuân thủ hướng dẫn chung cho mọi người là đủ", bác sĩ nói.

Ngoài ra, trước tiêm phòng vaccine Covid-19, bạn cần trả lời các câu hỏi sàng lọc. Bác sĩ sẽ thăm khám sàng lọc trước tiêm và đưa ra quyết định tiêm chủng cho bạn. Sau tiêm, người bệnh cần được theo dõi sát sao để phát hiện và xử lý kịp thời các tác dụng phụ, nếu có.

Thùy An - Lê Cầm

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/dang-chua-ung-thu-tuyen-giap-co-nen-tiem-vaccine-covid-19-4342991.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Thu*c giảm đau, thay đổi thói quen ăn uống và ít hoạt động, là những nguyên nhân, làm giảm nhu động ruột, khiến cho phân trở nên cứng, và việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn, gây ra tình trạng táo bón.
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Xạ trị ở vùng đầu cổ, một số loại Thu*c hóa trị và Thu*c uống khác (kháng sinh, steroid, chất che phủ niêm mạc và Thu*c tê tại chỗ) có thể gây khô miệng. Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Ung thư tuyến giáp không phải là một loại bệnh ung thư rất thường gặp. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau và mỗi loại có phương pháp điều trị khác nhau. Tiên lượng cho những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, nói chung, ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY