Tại điểm cầu Bệnh viện C Đà Nẵng, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng cùng các thành viên của bộ phận thường trực tham gia hội chẩn.
Tại điểm cầu Bộ Y tế có TS Cao Hưng Thái- Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, GS.TS Ngô Quý Châu và ThS Nguyễn Hồng Hà
Tại điểm cầu Bệnh viện Bạch Mai có GS.TS Nguyễn Quang Tuấn- Giám đốc Bệnh viện; GS.TS Nguyễn Gia Bình- Tổ trưởng Tổ hôi chẩn, điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng.
Buổi hội chẩn kết nối trực tuyến đến nhiều điểm cầu các bệnh viện đang điều trị bệnh nhân COVID-19 trên cả nước.
Các điểm cầu dự hội chần trực tuyến về tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19 chiều ngày 18/8
Thông tin tại cuộc hội chẩn trực tuyến các ca bệnh COVID-19 nặng diễn ra chiều ngày 18/8, do Tiểu ban điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 và Hội đồng chuyên môn tổ chức cho biết, hiện các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị có khoảng 20 bệnh nhân COVID-19 tiên triển rất nặng với 3-4 bệnh nền đi kèm như tim mạch, tiểu đường, suy tủy, thận nhân tạo… phải thở máy, ECMO, trong đó có 13 tiến triển rất nặng, 7 ca tiên lượng nguy kịch, nguy cơ Tu vong cao.
Các bệnh nhân nặng tập trung tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Trung tâm y tế Hòa Vang...
Thông tin từ đầu cầu Trung tâm y tế Hòa Vang hiện đang điều trị nhiều ca bệnh, trong đó có một vài bệnh nhân đang trong tình trạng nặng hơn với các triệu chứng khó thở trên nền suy thận mạn. Ngoài ra có 5 bệnh nhân khác đang có nguy cơ phải thở máy kéo dài và có triệu chứng nhiễm trùng bệnh viện.
Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cho biết, bệnh nhân mắc đầu tiên tại Đà Nẵng đang trong tình trạng nặng phải chạy ecmo, nguy cơ nấm xâm nhập và phổi bệnh nhân khá cao. Qua phân tích các chuyên gia nhận thấy tình trạng của bệnh nhân này khá giống với ca bệnh 91.
Tại Bệnh viện Trung ương Huế (cơ sở 2) hiện có 2 bệnh nhân nặng đang phải thở máy, trong đó bệnh nhân có tiền sử COPD hơn 10 năm và trên nền ung thư miệng.
Các chuyên gia đã tập trung vào hội chẩn các ca bệnh nặng, diễn biến phức tạp, có nhiều bệnh lý nền, phải thở máy, ECMO... Tại buổi hội chẩn các chuyên gia đã trao đổi, chia sẻ về vấn đề sử dụng Thu*c phù hợp, điều chỉnh dinh dưỡng... Các chuyên gia đề nghị bệnh viện phải làm sao thông thoảng bệnh phòng và phòng làm việc của nhân viên y tế. Tập trung vào kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viên; sử dụng hệ thống để đảm bảo không khí được lưu thông
Đặc biệt các chuyên gia nhấn mạnh vấn đề dinh dưỡng vô cùng quan trọng cho bệnh nhân COVID-19 nặng giúp cho người bệnh nâng cao thể trạng, nhanh chóng được hồi phục sức khỏe tiến tới khỏi bệnh.
Điều chỉnh thông số kỹ thuật phù hợp trong điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng
Hiện đã có khoảng 30 nhân viên y tế dương tính trong đợt dịch COVID-19 này, do đó các chuyên gia khuyến cáo Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng nói chung và các bệnh viện trên cả nước cần đặc biệt quan tâm đến kiểm soát lây nhiễm, lau, khử khuẩn các bề mặt bệnh phòng, cầu thang, giường bệnh…
Đồng thời các chuyên gia cũng lưu ý trang phục bảo hộ nhân viên y tế tại các cơ sở điều trị trước tình trạng xuất hiện một số loại khẩu trang giống với khẩu trang N95 không đảm bảo an toàn phòng chống dịch...