Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đậu bắp rất tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng nên ăn

Đậu bắp được biết là thực phẩm đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, sử dụng đậu bắp sai cách, lạm dụng còn có thể gây nhiều yếu tố bất lợi.

Trong đậu bắp có chứa rất nhiều dinh dưỡng từ calo, protein, chất béo, chất xơ, canxi,... với 1 chén đậu bắp 100g có thể cung cấp tới 66% lượng vitamin k, 50% mângn, 35% vitamin c cần thiết cho con người.

Vì chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nên đậu bắp được nhiều gia đình lựa chọn trong bữa ăn. không những thế, sử dụng đậu bắp đúng cách còn giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, tim mạch và đem lại hiệu quả hỗ trợ tiêu hoá, giảm cân. đậu bắp còn tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, dù là thực phẩm nào cũng không nên lạm dung. việc lạm dụng đậu bắp còn có thể gây ra nhiều tác hại tới sức khoẻ.

Đậu bắp rất tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng nên ăn - Ảnh 1.

Đậu bắp là thực phẩm có thể chế biến rất nhiều món thơm ngon, bổ dưỡng cho sức khỏe - Ảnh Internet

Đọc thêm:

Uống nước đậu bắp có tác dụng gì?

8+ công dụng của hạt é đối với sức khỏe và trị bệnh

Đối tượng nào không nên dùng đậu bắp?

Người bệnh gặp vấn đề về đường ruột

Trong đậu bắp có chứa fructan là một dạng carbohydrate có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, đầy hơi ở những người bệnh vốn gặp vấn đề về đường ruột.

Ngoài ra, đậu bắp còn không nên sử dụng cho người mắc hội chứng ruột kích thích hoặc người mắc một số bệnh đường ruột khác.

Người bệnh viêm khớp, đau khớp

Thực tế, đậu bắp có chứa solanine, theo quan niệm dân gian thì chất này có thể gây tình trạng sưng, viêm khớp và đau khớp.

Dù chưa có nghiên cứu cụ thể về việc hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa solanine nhưng tốt nhất nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này tránh gây kéo dài tình trạng viêm.

Đậu bắp rất tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng nên ăn - Ảnh 2.

Dù hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của đậu bắp tới sức khỏe người bị viêm khớp, sưng khớp. tuy nhiên người mắc các vấn đề về xương khớp tốt nhất nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này - ảnh internet

Bệnh nhân sử dụng Thu*c chống đông máu

Đậu bắp là loại thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin K cao, do đó không phù hợp với người sử dụng Thu*c chống đông máu như warfarin - đây là Thu*c có tác dụng ngăn ngừa kết tụ huyết khối làm nghẽn đường dẫn máu vào tim hoặc não.

Trong khi đó, vitamin K bị xem là trợ giúp huyết khối hình thành khiến đường truyền máu tới tim hoặc não bị tắc nghẽn và vô cùng nguy hiểm.

Người bị sỏi thận

Đậu bắp không phải thực phẩm nên dùng đối với người mắc sỏi thận. vì trong quả đậu bắp có chứa một lượng oxalate lớn dễ tạo nên sỏi thận với dạng calcium oxalate.

Hướng dẫn cách chọn và chế biến đậu bắp đúng chuẩn

Để sử dụng đậu bắp cũng như hưởng được những lợi ích mà loại thực phẩm này đem lại. cần chú ý một vài vấn đề như sau:

Khi mua đậu bắp nên:

- lựa chọn đậu bắp tươi.

- Không chọn quả quá mềm.

Đậu bắp rất tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng nên ăn - Ảnh 3.

Khi chọn đậu bắp, cần chọn đậu bắp tươi, không có vết thâm ngoài vỏ - ảnh internet

- Chọn quả không có vết thâm bên ngoài vỏ.

- không chọn quả đậu bắp dài quá 8cm.

- chỉ nên sử dụng đậu bắp từ 3 đến 4 ngày sau khi mua, không để tích trữ lâu.

Chế biến đậu bắp cần chú ý:

- rửa cả trái đậu bắp trước khi thái thành miếng nhỏ.

- không nên rửa đậu bắp sau khi thái thành miếng vì sẽ khiến thành phần dinh dưỡng trong đậu bắp bị hao hụt.

- trong quá trình nấu đậu bắp cần nấu chín ở nhiệt độ thấp, vừa phải.

- không nấu hoặc nướng đậu bắp ở nhiệt độ cao.

- Để giữ thành phần dinh dưỡng tối đa có trong đậu bắp, nên hấp đậu bắp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/dau-bap-rat-tot-cho-suc-khoe-nhung-khong-phai-ai-cung-nen-an-20210609171645476.chn)

Tin cùng nội dung

  • Những lợi ích khác của chanh phổ biến như giúp tim khỏe, ngừa bệnh suyễn, chống ung thư, làm đẹp da...
  • Trẻ em tuổi mẫu giáo, tiểu học hầu hết chưa ý thức được cách bảo vệ và phòng chống sâu răng nhưng lại có thói quen rất thích ăn quà vặt với hàm lượng đường cao. Vì thế, theo các kết quả nghiên cứu, tỉ lệ trẻ 6 tuổi bị sâu răng bao giờ cũng rất “đáng sợ”.
  • Để đảm bảo sức khỏe, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp: với tình trạng dinh dưỡng, với sức khỏe, với điều kiện kinh tế và sở thích...
  • Dưới đây là danh sách 10 loại thực phẩm quen thuộc gây ung thư mà bạn nên ngay lập tức tránh xa.
  • Ngày 15/4 tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Báo Sức khoẻ Đời sống đã ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2015-2017 và hợp đồng hợp tác tuyên truyền năm 2015.
  • Vật dụng và những thói quen xung quanh nơi bạn làm việc, có thể gây ra vô số những vấn đề sức khỏe lâu dài.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY