Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đau dạ dày nên ăn gì để giảm đau và không tái phát?

Những thứ chúng ta nạp vào cơ thể hàng ngày quyết định rất lớn đến việc giúp dạ dày khỏe lên hay yếu đi. Do đó, đau dạ dày nên ăn gì để giảm đau bạn nên tìm hiểu kỹ để bổ sung các thực phẩm phù hợp vào trong thực đơn dinh dưỡng.

Đau dạ dày là căn bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến ở nước ta hiện nay. bệnh sẽ phát triển theo chiều hướng xấu nếu như không được điều trị sớm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. khi bị đau dạ dày, người bệnh sẽ có những triệu chứng như đau bụng ở khu vực phía bên dưới các xương sườn. các cơn đau thường nối tiếp nhau sau khi ăn 2-3h hoặc có thể diễn ra vào ban đêm. đặc biệt cơn đau sẽ mạnh hơn khi bụng đang đói và sẽ giảm nhẹ khi sử dụng Thu*c muối trung hòa axit và nạp thức ăn. do đó, để các cơn đau hạn chế hành hạ bản thân và không gây tác động xấu cho sức khỏe thì việc đau dạ dày nên ăn gì để giảm đau bạn cần quan tâm hàng đầu.

Ăn gì tốt cho dạ dày?

Người bệnh bị đau dạ dày cần ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu hóa, có tính chất kiềm để trung hòa lượng axit trong dạ dày, cải thiện hoạt động cho hệ tiêu hóa. theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên ăn các loại thực phẩm sau đây:

Táo, hành tây và cần tây

Đây là một trong những thực phẩm giàu tính kiềm, giúp ngăn chặn sự tiến triển của nhiễm trùng H. pylori. Táo, hành tây và cần tây giàu flavonoid giúp chống oxy hóa mạnh mẽ kiểm soát các phân tử hóa học phản ứng (các gốc tự do) trong cơ thể, ngăn chặn viêm dạ dày. Ngoài ra, việt quất, anh đào cũng có lượng chất chống oxy hóa cao, rất tốt cho người bị viêm dạ dày.

Cải xanh

Rau cải xanh chứa isothiocyanate sulforaphane, một hợp chất có thể tiêu diệt vi khuẩn H. pylori. Bên cạnh đó loại rau này còn dồi dào chất xơ, chứa hàm lượng vitamin lớn, đặc biệt là vitamin U và vitamin K. Đây là hai loại vitamin có khả năng chống viêm, làm lành các vết loét ở dạ dày, đại tràng một cách hiệu quả.

Tỏi

Trong danh sách các thực phẩm giúp giảm đau cho người bị bệnh dạ dày thì không thể thiếu tỏi. tỏi giúp tiêu hóa tốt do giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là hợp chất hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides giúp ngăn ngừa viêm dạ dày do h. pylori gây ra. hơn nữa, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ... cũng giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn, giảm gánh nặng cho dạ dày. chính vì vậy, bạn đừng quên thêm tỏi vào trong các món ăn khi chế biến.

Trà xanh

Trà xanh chứa các hóa chất thực vật tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là tốt cho dạ dày như polyphenol có chứa egcg (epigallocatechin gallate), epicatechin gallate, epicatechin và flavanol. đây là những chất chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thư và chống lại các tác động sinh hóa để trợ giúp chống viêm dạ dày. từ đây làm dịu cơn đau dạ dày nhanh chóng. tuy nhiên, trong 1 tách trà xanh chứa khoảng 24-45mg cafein, do đó 1 ngày người bệnh chỉ nên uống 2-3 lần là đủ, không nên lạm dụng sẽ dẫn đến hội chứng kích thích ruột, gây mất ngủ, tiêu chảy hoặc táo bón…

Sữa chua

Sữa chua đã được nhiều nhà khoa học chứng minh có tác dụng vô dùng hữu ích trong việc phòng và điều trị bệnh đau dạ dày. hàm lượng axit lactic trong sữa chua có tác dụng giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn h. pylori, không gây men thối trong đường ruột và giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, tránh bị quá tải. bên cạnh đó, dưỡng chất probiotics trong sữa chua cung cấp cho đường ruột của bạn rất nhiều vi sinh vật sống có lợi để tăng khả năng miễn dịch, giúp ổn định hệ tiêu hóa, hạn chế những cơn đau dạ dày. do đó, nếu các mẹ đang còn băn khoăn trẻ bị đau dạ dày nên ăn gì thì hãy bổ sung ngay sữa chua vào mỗi bữa ăn cho con.

Chất Probiotics cũng có trong nhiều loại thực phẩm lên men như kim-chi, dưa cải bắp, để cung cấp cho đường ruột nhiều vi sinh vật sống có lợi để tăng khả năng miễn dịch, giúp chống viêm loét dạ dày.

Hạt, ngũ cốc nguyên hạt, và các loại đậu

Những hạt hạt ngũ cốc và các loại đậu rất giàu chất xơ, có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa và làm giảm viêm dạ dày nhanh chóng. do đó, bạn nên thường xuyên bổ sung yến mạch, đậu hà lan vào trong thực đơn hàng ngày để hỗ trợ hoạt động cho hệ tiêu hóa, làm giảm gánh nặng cho dạ dày, từ đó những cơn đau dũng giảm xuống.

Rau lá xanh đậm và rong biển

Bệnh đau dạ dày cũng có liên quan đến sự thiếu hụt vitamin b12. do đó, khi đau dạ dày nên ăn gì để giảm đau thì điều đầu tiên bạn cần nghĩ ngay đến đó là bổ sung các thực phẩm giàu vitamin b12. bạn có thể bổ sung loại vitamin này thông qua trứng, thịt, cá, ngũ cốc nguyên hạt, đặc biệt là rau có lá màu xanh đậm và rong biển.

Cam thảo

Hiện nay, cây cam thảo là một vị Thu*c dân gian được nhiều thầy Thu*c đông y sử dụng trong việc điều trị các bệnh tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày. bởi rễ của loại cây này chứa một hợp chất đặc biệt đó là glycyrrhizic, có tác dụng làm dịu dạ dày và tăng cường khả năng hoạt động cho đường tiêu hóa. bên cạnh đó giúp chống viêm, chống đái tháo đường, chống oxy hóa, chống khối u, kháng khuẩn và chống virus. vì thế khi bị đau dạ dày, bạn có thể dùng khoảng 3 gram cam thảo mỗi ngày trong khoảng 4-6 tuần.

Đau dạ dày nên ăn gì khi đói?

Người bệnh bị đau dạ dày thì khi đói hãy ăn các thực phẩm sau đây:

Bột yến mạch

Ăn bột yến mạch là một trong các cách giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà. bởi khi được nạp vào cơ thể, bột yến mạch sẽ hình thành lớp bảo vệ xung quanh các niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa axit clohydric gây thiệt hại cho thành dạ dày. hơn nữa, bột yến mạch cũng chứa nhiều chất xơ hòa tan có lợi trong việc giảm cholesterol trong cơ thể. chính vì vậy, vào bữa sáng khi bụng rỗng và đang đói bạn có thể ăn cháo yến mạch hoặc bánh làm từ bột yến mạch sẽ rất tốt cho dạ dày, làm giảm các cơn đau hiệu quả.

Nếu không có bột yến mạch, bạn có thể ăn gạo mầm cũng được. Loại thực phẩm này cung cấp cho cơ thể khoảng khoảng 15% nhu cầu vitamin E và 10% nhu cầu axit folic hằng ngày, giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động trơn tru hơn, ổn định axit, không gây đầy hơi, khó tiêu…

Trứng

Trứng là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và đầy đủ dưỡng chất cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể như chất béo, đạm, vitamin, chất khoáng…  người đau dạ dày ăn trứng khi đói sẽ thấy cơn đau giảm đi đáng kể. đồng thời việc ăn uống được cải thiện, khắc phục tình trạng gầy sút do kém ăn. bên cạnh đó, mỗi buổi sáng bạn có thể uống thêm chút mật ong sẽ có hiệu quả rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.

Dưa hấu

Dưa hấu là thực phẩm cung cấp một lượng lớn nước và năng lượng cần thiết cho cơ thể. Vì thế rất phù hợp để ăn vào lúc đói. Cụ thể thành phần của dưa hấu 90% là nước, nhưng 10% còn lại chứa đầy chất bổ như vitamin A và C Vitamin B, Đồng, Magiê… Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong dưa hấu giúp chống lại các gốc tự do trên khắp cơ thể, bảo vệ các tế bào, làm giảm các cơn đau khi đói hiệu quả.

Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt lên men

Carbohydrate và những chất dinh dưỡng hữu ích được tìm thấy trong bánh mì rất tốt cho dạ dày. Do đó đây cũng là một thực phẩm bạn nên bổ sung vào bữa sáng hàng ngày của mình.

Hy vọng với những thông tin trên đây phần nào đã giúp các bạn biết được đau dạ dày nên ăn gì để giảm đau hiệu quả. giúp dạ dày hoạt động bình thường, tránh tình trạng phải tiết nhiều axit để tiêu hóa thức ăn và gây nên các cơn đau dữ dội.           

Tào Vân | Theo Phụ nữ sức khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/song-khoe-212/dau-da-day-nen-an-gi-de-giam-dau-va-khong-tai-phat-346632)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY