Hô hấp hôm nay

Dấu hiệu bé bị viêm phổi mùa nắng nóng

Một khi trẻ có những biểu hiện của việc như thở khò khè hay chảy nước mũi, cha mẹ cần nghĩ ngay tới trường hợp con mình rất có thể đã bị viêm phổi.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi ở trẻ

Những ngày hè nắng nóng, dù là người lớn hay trẻ nhỏ đều có nhu cầu giải nhiệt cho cơ thể. Thế nhưng giải nhiệt như thế nào, bằng cách nào thì lại là vấn đề đang được nhiều người quan tâm, bởi nếu sử dụng không đúng cách có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không thể phủ nhận sự dễ chịu do điều hòa nhiệt độ mang lại, nhưng lạm dụng cũng dẫn tới những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ em. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa phòng lạnh và ngoài trời quá lớn khiến trẻ em khó thích nghi, hơn nữa, việc ngồi trong phòng điều hòa quá lâu khiến da trẻ bị khô, khô họng khiến trẻ dễ bị viêm đường hô hấp trên.

Hơn nữa, trẻ dễ bị các loại vi sinh vật tấn công, nhất là các loại vi khuẩn gây viêm đường hô hấp như H. influenzae, phế cầu, liên cầu …Nếu không được chăm sóc tốt cũng có thể làm trẻ bị viêm phổi.

    Ảnh minh họa.

Cũng tại nóng nực, trẻ thích tắm nhiều lần trong ngày hoặc ngâm mình dưới nước với thời gian lâu… Đó cũng là nguyên nhân làm trẻ rất dễ bị cảm lạnh gây viêm họng, viêm amiđan hoặc nặng hơn là viêm phổi. Một số trẻ sau khi tắm xong thấy sốt cao, đau họng, chảy nước mũi, thậm chí khó thở, đó là dấu hiệu của viêm đường hô hấp cấp tính.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi

- Trẻ sốt rất cao và dai dẳng: Sốt cao thường là do virus và vi khuẩn gây ra. Sốt cao sẽ gây ra co giật, mệt mỏi, mất nước, trẻ quấy khóc, bỏ bú, ngủ không sâu. Sốt cao chính là nguyên nhân góp phần làm nặng thêm các rối loạn của bệnh. Khi đang điều trị Thu*c mà liên tục từ 3 ngày trở lên trẻ có biểu hiện sốt cao trên 39 độ C thì nên đưa ngay đến bệnh viện để kiểm tra.

- Thở nhanh: Quan sát nhịp thở của bé bằng cử động của lồng ngực. Bạn có thể đặt tay lên lồng ngực của trẻ để đếm từng nhịp thở. Nếu tần số thở trong 1 phút là trên 60 lần/phút với trẻ sơ sinh thì hãy coi chừng, đó là dấu hiệu bệnh đang tiến triển nặng và rất nặng. Không chần chừ, đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

- Tím tái: Tím tái là biểu hiện cơ thể bé từ mặt, chân, tay cho đến thân mình đều có biểu hiện da nhợt nhạt và tím lại thì đó là dấu hiệu của rối loạn hô hấp. Viêm phổi lúc này đã xảy ra khá nặng, cần đưa bé đi cấp cứu càng sớm, càng tốt.

- Bé không mở mắt phản ứng với mẹ hay không có cảm giác tiếp xúc với mẹ. Như thế là bé đang quá mệt hoặc là bé đang rơi vào trạng thái thần kinh u ám. Không có lí do gì giữ bé ở nhà trong trường hợp này.

Các biểu hiện của bệnh diễn ra nhanh, cấp tập, trầm trọng và chỉ trong một thời gian ngắn khoảng 1-2 ngày.

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh cho trẻ

Mùa nắng nóng, cơ thể thường bài tiết nhiều mồ hôi hơn, cơ thể có nguy cơ thiếu nước và các chất điện giải. Việc bổ sung đủ nước cho trẻ đồng thời cho ăn các loại rau củ quả, trái cây là rất cần thiết vừa bồi phụ nước, cung cấp thêm dinh dưỡng và vi chất.

Để hạn chế trẻ mắc bệnh trong mùa hè, nhất là bệnh viêm phổi, trước hết trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, hạn chế cho trẻ dùng nước đá, hoa quả lạnh trong tủ lạnh. Khi sử dụng máy điều hòa nên điều chỉnh nhiệt độ hợp lý không quá chênh lệch với nhiệt độ thời tiết bên ngoài. Không nên để gió của máy điều hoà quạt thẳng vào người trẻ. Mặc dù là mùa nắng nóng nhưng khi tắm cho trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi nên dùng nước ấm là tốt nhất và không nên cho tắm nước lạnh.

Trong các trường hợp nhẹ, mới chớm bệnh, các mẹ có thể nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn cho trẻ, cho trẻ súc miệng bằng dung dịch súc họng hoặc nước muối loãng ấm hằng ngày. Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, đủ chất.

Nếu thấy các triệu chứng viêm phổi nặng hơn, trẻ cần được nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Không nên tự cho trẻ uống Thu*c, đặc biệt là các loại Thu*c giảm ho, kháng sinh.

AloBacsi.vn
Theo Giáo dục Việt Nam
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dau-hieu-be-bi-viem-phoi-mua-nang-nong-n135617.html)

Tin cùng nội dung

  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY