Bạn nên biết hôm nay

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị sốc nhiệt

Nhức đầu, choáng váng, buồn nôn và nôn, mất phương hướng hoặc có trạng thái sửng sốt, co giật, hôn mê,... là triệu chứng đặc trưng cảnh báo sốc nhiệt.

Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ hôm nay đến 19/7, nắng nóng mở rộng toàn miền bắc do vùng thấp nóng phát triển mạnh. nhiệt độ cao nhất 36-38 độ c, có nơi trên 39 - 43 độ. thời tiết nắng nóng cũng nhiều người bị sốc nhiệt, mất sức,... nhất là người già và trẻ nhỏ.

Bác sĩ Lê Ngọc Hà, Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết sốc nhiệt là một trường hợp cấp cứu y tế, có thể dẫn đến T* vong nên cần được xử trí, điều trị nhanh chóng. Sốc nhiệt có thể xảy ra khi cơ thể tăng nhiệt quá mức; khi mọi người tập thể dục, lao động, di chuyển trong thời tiết quá nóng và ẩm ướt mà không bù đủ dịch mất qua mồ hôi. Sốc nhiệt cũng có thể xảy ra ở những người lớn tuổi, những người có vấn đề về sức khỏe, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

Triệu chứng của sốc nhiệt là nhiệt độ cơ thể tăng cao trên 40 độ C, hoặc cao hơn. Người bệnh xuất hiện triệu chứng thần kinh như lẫn lộn, khó suy nghĩ rõ ràng, bị ảo giác, đi lại khó khăn, da ửng đỏ và nóng, nôn mửa hoặc tiêu chảy, chuột rút hoặc yếu cơ, nhức đầu,...

Khi một người quá nóng, họ cũng có thể bị chuột rút và kiệt sức, mất sức, ngất. Trường hợp nặng, người bệnh hôn mê, co giật, thở nhanh hoặc nhịp tim nhanh.

Nhóm nguy cơ cao khác như người lao động ngoài dưới nắng nóng với cường độ liên tục, trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 4 tuổi, người có bệnh lý tim, phổi hoặc thận, béo phì, thiếu cân, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tâm thần, nghiện rượu, bỏng nắng và bất cứ tình trạng nào gây sốt... đều dễ bị tổn thương do nhiệt.

Theo bác sĩ Hà, phương pháp điều trị sốc nhiệt chính là làm mát cơ thể càng sớm càng tốt. Bạn có thể sử dụng quạt để thổi không khí trên da ướt, dội nước lạnh lên người hoặc cho người bị sốc nhiệt vào bồn nước đá. Người bị sốc nhiệt không hoạt động quá nhiều và cần nghỉ giải lao khi làm việc trong môi trường nóng, ẩm. Mặc quần áo rộng, nhẹ, không mặc quá nhiều lớp, bổ sung nhiều nước.

Để hạ nhiệt cơ thể, bạn có thể xịt nước mát vào người rồi ngồi trước quạt. Di chuyển vào bóng râm, đi vào tòa nhà hoặc ô tô có điều hòa nhiệt độ, hoặc cởi bớt quần áo đang mặc. Đặt một túi lạnh hoặc vải mát lên cổ, nách và bẹn.

Bên cạnh đó, người dân nên hạn chế ra ngoài trời trong khoảng thời gian 11-16h. Không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức. Thường xuyên nghỉ ngơi tại nơi thoáng mát sau khoảng một tiếng đồng hồ làm việc. Che chắn bằng áo, mũ, kính,... để bảo vệ làn da khi di chuyển ngoài trời.

Sử dụng điều hòa hợp lý, tuyệt đối không để dưới 26-28 độ C. Khi căn phòng đủ mát, nâng nhiệt độ lên tối thiểu 27-28 độ C.

Uống từ hai đến ba lít nước mỗi ngày để giảm sốc nhiệt, nên chọn nước lọc, trái cây hoặc nước ép rau xanh nguyên chất để bù điện giải, không uống cồn hay cà phê. người cao tuổi cần tăng cường quản lý bệnh nền, chăm sóc cơ thể trong thời tiết nắng nóng bằng cách uống thuốc đều đặn theo đơn, duy trì đến khám định kỳ, thường xuyên liên hệ với bác sĩ.

Thùy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/dau-hieu-canh-bao-co-the-bi-soc-nhiet-4481476.html)

Tin cùng nội dung

  • Mặc dù cơn đột quỵ thường xảy ra đột ngột với rất ít triệu chứng nhưng không có nghĩa là hoàn toàn không có dấu hiệu cảnh báo. Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn cần quan tâm.
  • Để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ. Nếu bệnh nhân ói mửa, đặt đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng người bệnh.
  • Không dùng lại toa Thu*c cũ. Khi đột quỵ không tự ý uống Thu*c hạ áp, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để đường thở thông thoáng và đưa đi cấp cứu.
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY