Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Dấu hiệu cảnh báo sớm cơn đau tim không nên bỏ qua

Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng một trong sáu ca Tu vong vì đau tim có thể phòng ngừa được nếu các dấu hiệu cảnh báo sớm được các bác sĩ phát hiện.
Các nhà khoa học từ ĐH Hoàng gia London đã theo dõi tình trạng nhập viện và Tu vong vì đau tim ở Anh từ năm 2006 tới năm 2010. Họ phát hiện thấy rằng 16% những người Tu vong vì đau tim trong vòng 28 ngày nhập viện không được chẩn đoán bị bệnh tim, mặc dù những người này có những dấu hiệu cảnh báo như đau ngực.

Theo các nhà nghiên cứu, các triệu chứng như ngất xỉu, thở nhanh và đau ngực xảy ra trong 1 tháng trước khi một số bệnh nhân Tu vong. Họ cho rằng các bác sĩ có thể đã bỏ qua những triệu chứng gợi ý một cơn đau tim nguy hiểm trong tương lai vì không có những tổn thương tim rõ rệt tại thời điểm đó.

Tác giả chính của nghiên cứu, TS Perviz Asaria cho biết: “Các bác sĩ rất giỏi trong điều trị đau tim khi chúng là nguyên nhân chính gây nhập viện, nhưng họ không giỏi điều trị các cơn đau tim thứ phát hoặc phát hiện những dấu hiệu tinh vi chỉ báo cơn đau tim ch*t người trong tương lai gần.

Giáo sư Jeremy Pearson, Phó Giám đốc của Hội Tim mạch Anh cho biết: "Nghiên cứu này cho thấy một số lượng lớn những người Tu vong vì chứng đau tim đã đến bệnh viện trong tháng trước, nhưng không được chẩn đoán bị bệnh tim”.

"Sự thất bại trong việc phát hiện các dấu hiệu cảnh báo là đáng lo ngại và những kết quả này sẽ khiến các bác sĩ phải thận trọng hơn, giảm nguy cơ bỏ qua các triệu chứng và cuối cùng là cứu sống được nhiều người hơn".

Các triệu chứng đau tim khác nhau ở mỗi người. Nhưng các dấu hiệu phổ biến nhất của một cơn đau tim là:

• Đau ngực: co thắt, nặng, đau hoặc cảm giác nóng bỏng ở ngực

• Đau ở cánh tay, cổ, hàm, lưng hoặc dạ dày: đối với một số người, đau hoặc co thắt là nghiêm trọng, trong khi những người khác cảm thấy khó chịu.

• Ra mồ hôi

• Hụt hơi

• Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn

Và đây là một số dấu hiệu ít được biết đến hơn:

• Cảm giác bất an

• Ho hoặc thở khò khè

• Ngất xỉu

BS Thu Vân

(theo Univadis/MSN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-canh-bao-som-con-dau-tim-khong-nen-bo-qua-n133221.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Yêu thô bạo có thể mang đến cho bạn cảm giác mới lạ, nhưng đừng quá lạm dụng nó bởi những tác hại dưới.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY