Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Dấu hiệu cảnh báo trẻ em có các biểu hiện trầm cảm, cha mẹ cần nhận biết!

Trên thực tế, tình trạng trầm cảm ở lứa tuổi học sinh đang rất đáng báo động, đây là vấn đề hay gặp và phổ biến trong giai đoạn phát triển trẻ vị thành niên, do đó cha mẹ nên tìm hiểu để có kiến thức hỗ trợ con.

Vậy làm cách nào để cha mẹ nhận biết được các dấu hiệu trẻ bị trầm cảm?

Cuối tuần qua, xảy ra sự việc kinh hoàng khi một nam sinh ở Hà Nội nhảy lầu T* t*. Đáng chú ý, đây là vụ T* t* thứ 3 trong 10 ngày trở lại đây. Trước đó 1 ngày, một nữ sinh học lớp 8 ở Bắc Ninh tìm đến cái ch*t bằng cách treo cổ tại nhà; cuối tháng 3, nữ sinh lớp 9 đã T* vong sau khi rơi từ tầng 26 chung cư ở Hà Nội...

Trước đó, vào tháng 2 tại TPHCM một học sinh THPT cũng đã nhảy lầu vì những kỳ vọng quá lớn từ phía gia đình và các vấn đề khó khăn trong học tập sau giai đoạn cao điểm phải học online vì dịch COVID-19. Trước khi có quyết định tiêu cực, nữ sinh từng là học sinh giỏi nhưng thời gian gần đây có biểu hiện bị trầm cảm.

Liên tiếp những tin buồn về chuyện học sinh không vượt qua áp lực cuộc sống khiến chúng ta không khỏi xót xa. Áp lực học tập và kỳ vọng quá lớn của gia đình đã khiến nhiều trẻ rơi vào trầm cảm, có suy nghĩ tiêu cực để giải thoát chính mình.

Nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ em

Theo Bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường, chuyên khoa Nhi, bệnh viện Quân Y 103 cho biết, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trầm cảm ở trẻ em. Thứ nhất là yếu tố ngoại cảnh thúc đẩy:

- Do lứa tuổi của con đang giai đoạn phát triển, thay đổi tâm S*nh l* mạnh mẽ

- Khoảng thời gian học online kéo dài, con phải học tập liên tục, ít giao lưu, trò chuyện với bạn bé

- Lạm dụng mạng xã hội như Fb, Ig, TiKt quá nhiều

- Áp lực do chính bản thân

- Con tự đặt ra hoặc

- Cha mẹ quá kỳ vọng vào

- Con So sánh của Thầy cô, cha mẹ

- Con với bạn bè cùng trang lứa, kiểu “Con nhà người ta”

- Áp lực thi cử lớn, trong khi đó tâm hồn, sức khỏe và tinh thần lại không được chú trọng. Gia đình không hạnh phúc: bố mẹ nội chiến với nhau, ly hôn…

- Đặt cho con quá nhiều kỳ vọng so với lứa tuổi hồn nhiên của con

- Lạm dụng các chất kích thích: rượu bia, chất kích thích chất gây nghiện

Thứ hai là yếu tố bên trong:

- Do di truyền

- Tổn thương thần kinh

- Sang chấn tâm lý lớn

Cách nhận biết sớm triệu chứng trầm cảm ở trẻ em

Cũng theo bs cường chia sẻ, tình trạng trầm cảm ở trẻ em có nhiều triệu chứng khác nhau. triệu chứng chính của trầm cảm xoay quanh nỗi buồn, một cảm giác tuyệt vọng, thay đổi tâm trạng và có thể bao gồm:

- Mệt mỏi, vận động chậm chạp và giảm năng lượng: Con biểu hiện mệt mỏi, ngại vận động, dành nhiều thời gian vào chơi game, hạn chế tiếp xúc thế giới xung quanh

- Phàn nàn về cơ thể (chẳng hạn như đau bụng, đau đầu vô căn, thay đổi theo cảm xúc) không đáp ứng với điều trị

- Nét mặt con buồn bã, đơn điệu, các nếp nhăn giảm hoặc mất( khí sắc, sắc mặt Con giảm)

- Giảm khả năng hoạt động trong các sự kiện và hoạt động tại nhà hoặc với bạn bè, trường học, các hoạt động ngoại khóa và các sở thích khác cái mà con trước đó thích

- Con mất các hứng thú và sở thích trước đó con hay tham gia: Vd: Trước kia con hay đá Bóng bây giờ Con không đi nữa

- Thay đổi trong ăn uống: Con biểu hiện ăn nhiều hoặc chán ăn kèm theo giảm cân hơn thường nhiêu hơn (đây là cách giảm stress)

- Những thay đổi trong giấc ngủ của Con: Con mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều. Bác sĩ thường thấy các con thức nhiều, và suy nghĩ miên man

- Kêu la hoặc khóc lóc vô cớ, hoặc quá nhậy cảm với các sự cố (các con tâm lý thường yếu)

- Khó tập trung, giảm trí nhớ: kết quả học tập của con thường giảm, khi đó cha mẹ lại càng tạo áp lực hơn, càng gây gánh nặng cho con( hãy động viên con và cùng Con cân bằng lại học tập nhé)

- Kích động hoặc giận dữ, gây hấn: cảm xúc của con thay đổi nhanh, con cáu gắt, cục cằn hơn, khó tiếp cận và nói chuyện

- Liên tục cảm giác buồn chán, tuyệt vọng: Con dễ tuyệt vọng, ít hy vọng và niềm tin vào việc mình làm

- Hạn chế thu rút với xã hội: Con sợ tiếp xúc với các bạn, ngại nói chuyện, giao tiếp, thu mình với thế giới xung quanh. Dành thời gian cho Game nhiều hơn

- Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi: đặc biệt khi con được kỳ vọng quá nhiều: Vd: ngày xưa lớp cấp 3 của Bs mấy bạn Tốp đầu trường kỳ vọng thủ khoa đại học, nhưng đa số đều thất bại! Do quá áp lực

- Ảo giác: Thường nghe thấy tiếng người lạ trong đầu, sai khiến mình T* t*, hoặc mắng chửi, chê trách hoặc tự trách móc bản thân

- Suy nghĩ kém: sau một thời gian dài, khả năng tập trung của con giảm, khả năng tư duy giảm

- Suy nghĩ về cái ch*t hoặc tự sát: nếu không phát hiện và hướng dẫn con

Chú ý: các biểu hiện trên thường kéo dài trên 2 tuần (thực tế có thể ngắn hơn)

Trầm cảm ở trẻ em dẫn đến nhiều hệ lụy liên quan

Trầm cảm rất hay dẫn đến T* t*. Thiếu niên thời nay dễ tự sát hơn những thế hệ trước. Lý do gây ra bao gồm: Sự gia tăng tỷ lệ rối loạn trầm cảm, gia tăng lạm dụng chất kích thích, sử dụng chất gây nghiện nhiều hơn. Gia tăng sang chấn tâm lý xã hội và gia tăng những phương tiện tự sát sẵn có.

Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ đều có đầy đủ các triệu chứng này. Trong thực tế, hầu hết sẽ biểu hiện các triệu chứng khác nhau, tại các thời điểm khác nhau và trong các thiết lập khác nhau.

Mặc dù, một số trẻ có thể tiếp tục hoạt động khá tốt, nhưng hầu hết trẻ bị trầm cảm sẽ bị một sự thay đổi đáng chú ý trong hoạt động xã hội, mất hứng thú trong trường học và thành tích học tập không đạt kết quả cao. Trẻ cũng có thể bắt đầu sử dụng M* t*y hoặc rượu, đặc biệt là ở lứa tuổi trên 12 tuổi, BS Cường nhấn mạnh.

https://afamily.vn/dau-hieu-canh-bao-tre-em-co-cac-bieu-hien-tram-cam-cha-me-can-nhan-biet-20220407165056627.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/dau-hieu-canh-bao-tre-em-co-cac-bieu-hien-tram-cam-cha-me-can-nhan-biet-20220407165056627.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY