Các nghiên cứu nói rằng phụ nữ dễ mắc bệnh tiểu đường hơn ở độ tuổi 40 so với nam giới. Điều này có thể là do tình trạng mãn kinh hoặc tiền mãn kinh. Khi không được chẩn đoán, bệnh tiểu đường ở những người ngoài 40 dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như mù lòa, các bệnh thần kinh và rối loạn chức năng thận.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra danh sách một số dấu hiệu đáng báo động của bệnh tiểu đường ở phụ nữ trên 40 tuổi. Hãy nhớ rằng, nếu bệnh tiểu đường được chẩn đoán, điều quan trọng là phải duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) và cân nặng thích hợp bằng cách tuân theo một chế độ ăn uống nghiêm ngặt cùng thói quen tập thể dục lành mạnh.
1. Nhiễm trùng nấm âm đạo
Một loại nấm có tên là Candida cư trú bình thường trong âm đạo nhưng chúng có thể phát triển nhanh hơn về số lượng do tình trạng mất cân bằng insulin, dẫn đến nhiễm trùng nấm men. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm ngứa và tiết dịch màu trắng từ âm đạo.
2. Mệt mỏi
Cảm thấy mệt mỏi mà không rõ lý do có thể là dấu hiệu trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường ở tuổi 40. Nó làm cho bạn luôn cảm thấy yếu ớt và mất năng lượng.
Sự mệt mỏi sẽ khiến bạn không thể làm bất kỳ công việc thể chất nào trong một thời gian dài. Điều này cuối cùng sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng và lo âu.
Mặc dù mệt mỏi cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác, nhưng tốt hơn hết là bạn nên tự đi kiểm tra.
3. Khát nước cực độ
Cảm giác khát không bao giờ hết và cơ thể cần thêm nước cũng có khả năng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Uống nước rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu tiêu thụ một lượng quá nhiều, bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra lượng đường.
4. Tính khí thất thường
Mức đường huyết cao cũng ảnh hưởng đến tâm trạng và tình trạng tinh thần của một người. Sự dao động của lượng đường sẽ gây ra sự thay đổi tâm trạng khiến bạn cảm thấy khó chịu ảnh hưởng không tốt đến năng suất làm việc. Kết quả là, nó sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn.
5. Thị lực bị ảnh hưởng
Sự gia tăng nồng độ glucose trong cơ thể gây ra phù hoàng điểm hoặc viêm ống kính của mắt có thể gây giảm thị lực vừa hoặc nặng ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường.
Do đó, việ phát hiện sớm và kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường sẽ giúp làm giảm nguy cơ mờ mắt.
6. Nướu mềm
Bệnh tiểu đường có thể là một yếu tố nguy cơ chính gây viêm nha chu, một bệnh nhiễm trùng nướu nặng.
Khi không được chẩn đoán hoặc không được quản lý, lượng glucose cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh và hạn chế cung cấp máu đến răng, gây ra tình trạng nướu bị mềm và các bệnh về nướu khác.
7. Nhiễm trùng da
Kháng insulin có thể gây ra một tình trạng gọi là acanthosis nigricans, đặc trưng bởi sự dày lên của các nếp gấp da, đặc biệt là ở vùng cổ và bẹn. Do mồ hôi tích tụ ở những nếp gấp này gây ra ngứa và dẫn đến nhiễm trùng da.
8. Đi tiểu thường xuyên
Việc đi tiểu thường xuyên sẽ xảy ra khi lượng đường huyết trong cơ thể bị mất cân bằng. Điều này có thể gây ra các tình huống khó chịu, mất năng lượng và mất nước. Có thể nói, hai triệu chứng tiểu đường cảm thấy khát và đi tiểu thường xuyên có mối liên hệ với nhau.
9. Vết thương lâu lành lại
Việc chữa lành vết thương có khả năng bị kéo dài hoặc trì hoãn đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Nếu vết thương lâu ngày không lành, dó có thể là dấu hiệu bệnh tiểu đường mà bạn không nên bỏ qua.
10. Giảm hoặc tăng cân không giải thích được
Bệnh tiểu đường có thể gây ra tình trạng tăng cân hoặc sụt cân nghiêm trọng ở bệnh nhân. Một số phụ nữ giảm cân do chán ăn, trong khi những người khác lại tăng cân do quá đói. Sự biến động về cân nặng là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở phụ nữ.
11. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Kháng insulin cũng ảnh hưởng tiêu cực đến thận và gây suy thận hoặc tổn thương thận nặng. Điều này sẽ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Tình trạng nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng cũng phổ biến hơn ở bệnh nhân tiểu đường.
12. Hôi miệng
Khó thở hoặc chứng hôi miệng cũng là dấu hiệu sinh học của mức đường huyết cao trong cơ thể. Nó thường gặp ở những người bị bệnh đái tháo đường. Hôi miệng hoặc thở có axeton xảy ra do gan bài tiết xeton. Điều này xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng glucose để tạo năng lượng, do đó, chất béo sẽ được hấp thụ để sản xuất năng lượng
13. Tê bì tay chân
Các vấn đề về thần kinh như tê bì tay chân, ngứa ran, giảm cảm giác và cảm thấy như lửa đốt, kim châm ở tay và chân có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Điều này là do việc giảm cung cấp lưu lượng máu đến các bộ phận cơ thể khác nhau và những tổn thương ở các dây thần kinh.
14. Các đốm đen quanh cổ và nách
Các đốm đen hoặc các mảng mịn như nhung quanh cổ, bẹn và nách thường xảy ra khi cơ thể có quá nhiều glucose. Đó là biểu hiện ngoài da thường gặp ở bệnh nhân tiền tiểu đường hoặc bệnh nhân tiểu đường.
Ánh Dương
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: