Triệu chứng qua các giai đoạn mang thai hôm nay

Triệu chứng qua các giai đoạn mang thai

Dấu hiệu chuyển dạ thực sự, mẹ sắp đi đẻ nhất định phải lưu ý

Bạn chỉ cách ngày dự kiến sinh không còn bao xa, và nếu thấy lần lượt xuất hiện những dấu hiệu chuyển dạ thực sự dưới đây thì thời gian bạn được bế trên tay thiên thần nhỏ của mình đã rất gần rồi.

Từ tuần thai 37-40, mẹ bầu sẽ dần dần trải qua những dấu hiệu chuyển dạ thực sự dưới đây:

Mục Lục

1. Những dấu hiệu chuyển dạ thực sự

1.1 Cơ thể đặc biệt mệt mỏi, cảm giác đi lại nặng nề, khó khăn

1.2 Chân phù

1.3 Bụng bầu tụt thấp

1.4 Dịch *m đ*o tiết ra rất nhiều

1.5 Buồn đi vệ sinh

1.6 Đau bụng dưới

1.7 Ra máu cá

1.8 Vỡ ối

1.9 Xóa cổ tử cung hoàn toàn

1.10 Cơn co thắt tử cung bắt đầu và có quy luật

2. Khi có dấu hiệu chuyển dạ thực sự, mẹ bầu nên làm gì?

1. Những dấu hiệu chuyển dạ thực sự

1.1 Cơ thể đặc biệt mệt mỏi, cảm giác đi lại nặng nề, khó khăn

Hiện tượng này xuất hiện ở 2-3 tuần cuối thai kỳ, khi trọng lượng của thai nhi đã đạt ở mức lớn nhất và chèn ép lên ổ bụng, xương chậu của mẹ. Lúc này, mẹ bầu có cảm giác mệt mỏi thực sự, đau lưng, đau hông, dáng đi khệ nệ, dạng chân sang hai bên. Đây chưa phải dấu hiệu chuyển dạ thực sự một cách rõ ràng, mà chỉ là tín hiệu thông báo, cơ thể của thai phụ đã quá sức để nâng đỡ thai nhi và ngày sinh nở sắp đến gần.

1.2 Chân phù

Dân gian hay gọi hiện tượng bàn chân của thai phụ sưng phù lên là “xuống máu”. Nguyên nhân là trọng lượng của thai nhi tạo áp lực lên ổ bụng, đồng thời chèn ép các tĩnh mạch xương chậu, lưu lượng máu khó về tim, hoạt động bơm máu ở chân bị giảm. Dấu hiệu chân phù cũng cho thấy chị em cũng gần kề ngày sinh và khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu khi đi lại. Lời khuyên là mẹ bầu nên nằm gác chân cao trên một chiếc gối lúc ngủ, đi bộ vận động nhẹ nhàng hoặc ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ sẽ dễ chịu và thoải mái hơn.

dau hieu chuyen da thuc su, me sap di de nhat dinh phai luu y - 1

Phù chân nặng là một trong những dấu hiệu chuyển dạ thực sự dễ thấy. (Ảnh minh họa)

1.3 Bụng bầu tụt thấp

Vốn bụng bầu của bạn cao chót vót, khi luồn tay vào khoảng giữa ngực và bụng bạn cảm thấy rất chặt chẽ nhưng 1 tháng sắp sinh, bụng bầu sẽ tụt thấp dần. Và 1 tuần trước khi sinh, bụng bầu sẽ tụt mức thấp nhất cho thấy thai nhi đã quay đầu, di chuyển xuống khung xương chậu, sẵn sàng cho ngày gặp mẹ. Đây chính là vị trí thuận lợi giúp mẹ sinh thường dễ dàng và an toàn.

1.4 Dịch *m đ*o tiết ra rất nhiều

Do ảnh hưởng của các hormone nội tiết, gần đến ngày chuyển dạ, mẹ bầu thường thấy xuất hiện nhiều dịch nhầy đặc, có màu trắng đục, dính nhờn như lòng trắng trứng. Thai nhi nên sử dụng băng vệ sinh hàng ngày và thay rửa V*ng k*n thường xuyên tránh bị viêm nhiễm phụ khoa.

dau hieu chuyen da thuc su, me sap di de nhat dinh phai luu y - 3

Khi sắp sinh, dịch *m đ*o của mẹ sẽ ra nhiều hơn. (Ảnh minh họa)

1.5 Buồn đi vệ sinh

Mẹ bầu có thể buồn đi tiểu tiện hoặc đại tiện, nhưng việc đi vệ sinh sẽ diễn ra liên tục, khoảng cách các lần sát nhau 15 phút -10 phút -5 phút lại buồn đi vệ sinh. Lúc này thai nhi đã ổn định ngôi thai, đầu đã vào xương chậu tạo áp lực lên trực tràng khiến chị em có cảm giác buồn đi vệ sinh. Mẹ bầu nên đi vệ sinh ngay, không được nhịn nếu có cảm giác buồn tiểu hoặc buồn đại tiện để tránh hiện tượng ứ đọng nước tiểu hoặc phân làm chèn ép đường sinh của thai.

1.6 Đau bụng dưới

Sau khi đi vệ sinh liên tục, mẹ bầu bắt đầu thấy đau bụng lâm râm giống như đau bụng đến ngày hành kinh. Điều này cho thấy đầu thai nhi đang bắt đầu thúc xuống xương chậu để quá trình chuyển dạ bắt đầu. Mặc dù đau bụng như vậy, nhưng không phải em bé sẽ sinh ra ngay mà có thể mất 12-24 giờ tiếp bạn mới thực sự sinh bé. Bạn vẫn còn thời gian để sắp xếp đồ đạc vào viện sinh con.

dau hieu chuyen da thuc su, me sap di de nhat dinh phai luu y - 4

Khi bé quay đầu vào kênh sinh, mẹ sẽ thấy bị đau tức bụng dưới. (Ảnh minh họa)

1.7 Ra máu cá

Sau khi cơn đau bụng lâm ran xuất hiện, mẹ bầu có thể thấy đáy quần lót ẩm ướt hơn, do dịch nhầy *m đ*o ra nhiều, có lẫn máu. Màu máu hồng hoặc ngả nâu cho thấy nút nhầy cổ tử cung đã bong do cơn đau bụng co bóp tử cung đã bắt đầu. Mẹ bầu nên đóng băng vệ sinh dành cho sản phụ để theo dõi lượng máu hoặc đề phòng tình trạng vỡ ối có thể xảy ra.

1.8 Vỡ ối

Thai phụ có thể vỡ ối hoàn toàn, nước ối ào ra một cách bất ngờ hoặc rỉ ra từ từ. Thông thường nước ối không màu, không mùi nhưng khi chuyển dạ, nước ối chảy ra ngoài sẽ mùi nặng và màu đậm hơn. Khi thấy có dấu hiệu chảy ối, mẹ bầu cần đóng bỉm người lớn thay vì băng vệ sinh để thấm hút, tránh nhiễm khuẩn. Lúc này thời điểm bạn sinh nở chỉ còn vài tiếng đồng hồ.

dau hieu chuyen da thuc su, me sap di de nhat dinh phai luu y - 5

Vỡ ối là một trong những dấu hiệu chuyển dạ thật sự mẹ cần lưu ý. (Ảnh minh họa)

1.9 Xóa cổ tử cung hoàn toàn

Bình thường cổ tử cung của người phụ nữ dài khoảng 3-5 cm. Khi chị em mang thai và gần đến ngày sinh nở, cổ tử cung sẽ mỏng dần và ngắn hơn một cách tự nhiên. Nếu thăm khám, bác sĩ sản khoa có thể cảm nhận dường như cổ tử cung có vẻ biến mất và trở thành một bộ phận bên dưới của tử cung.

Trong tuần cuối thai kỳ, thai phụ sẽ được khám cổ tử cung để xác định mức độ sẵn sàng của cơ thể cho việc sinh nở. Xóa 0% có nghĩa là cổ tử cung không có thay đổi, xóa 50% có nghĩa là cổ tử cung có độ dày bằng một nửa bình thường. Khi đã xóa 100% - xóa hoàn toàn, cổ tử cung đã mỏng hết mức và quá trình chuyển dạ sẽ nhanh chóng bắt đầu.

1.10 Cơn co thắt tử cung bắt đầu và có quy luật

Cơn đau này có thể kéo dài 5 phút và cứ 30 phút lại lặp lại. Mẹ bầu có cảm giác đau mỏi vùng thắt lưng, mức độ đau tăng dần. Những cơn đau này chính là cơn đau đẻ thực sự.

Chị em lần đầu trải qua chuyện sinh nở đôi khi cảm thấy khó để phân biệt giữa chuyển dạ giả - cơn co thắt Braxton Hicks bạn đã từng gặp phải ở tháng thứ 6,7 hay thứ 8 của thai kỳ với giai đoạn đầu của cơn đau chuyển dạ thật sự. Tuy nhiên, có một số điểm cơ bản giúp mẹ bầu phân biệt như sau:

- Cơn co thắt Braxton Hicks diễn ra đột ngột, không đều đặn, độ dài và mức độ cơn đau cũng khác nhau. Cơn đau chuyển dạ thật lúc đầu đến cũng bất ngờ nhưng về sau chúng xuất hiện mạnh dần đều, kéo dài trong khoảng thời gian ngắn.

- Cơn chuyển dạ thật khiến mẹ bầu đau quanh vùng lưng dưới và quanh bụng. Cơn đau này không hề dừng hoặc biến mất khi chị em ngồi nghỉ hay thay đổi tư thế như chuyển dạ giả.

2. Khi có dấu hiệu chuyển dạ thực sự, mẹ bầu nên làm gì?

- Gọi cho người thân cùng chuẩn bị đồ dùng, giấy tờ khám thai, giấy tờ tùy thân của mẹ bầu để nhập viện đi sinh.

- Chị em có thể tắm rửa nhanh cơ thể, vệ sinh V*ng k*n sạch sẽ, đóng băng vệ sinh hoặc bỉm.

- Trên đường đi sinh, thai phụ cần bình tĩnh, tránh hoảng hốt, đi lại chắc chắn để vấp ngã.

Theo Lan Hương (Dịch theo Ohbaby) (Khám Phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/dau-hieu-chuyen-da-thuc-su-me-sap-di-de-nhat-dinh-phai-luu-y-c85a358058.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy không chỉ là triệu chứng khi bạn bị rối loạn tiêu hóa, mà thực tế nó còn ẩn chứa nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đau dạ dày là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Người bệnh thường phải chịu những cơn đau khó chịu, âm ỉ.
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Tết này gia đình tôi lên Đà Lạt ăn tết với bên ngoại. Vợ tôi đang mang bầu, dự sinh sau tết vài ngày, lúc đó thì chúng tôi đã về Sài Gòn. Nhưng nếu lỡ cô ấy chuyển dạ ở Lâm Đồng luôn thì tôi nên đưa vợ đi sinh ở đâu? Tôi muốn tìm một bệnh viện có dịch vụ tốt và giá cả để chuẩn bị. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Hoàng - hoang.le…@yahoo.com)
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY