Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Dấu hiệu ho, đau họng, sốt... đều phải lấy mẫu xét nghiệm

(HNMO) - Ngày 16-4, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh do chủng mới của vi rút corona (Covid-19) thành phố Hà Nội ban hành Thông báo số 343/TB-BCĐ...

(HNMO) - Ngày 16-4, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh do chủng mới của vi rút corona (Covid-19) thành phố Hà Nội ban hành Thông báo số 343/TB-BCĐ, kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung, Trưởng ban Chỉ đạo tại phiên họp diễn ra ngày 15-4.

Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp Công an thành phố Hà Nội tăng cường giám sát việc người dân tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19; tích cực tuyên truyền người dân thực hiện đeo khẩu trang, rửa tay khử khuẩn, sát khuẩn và coi đây là thói quen trong sinh hoạt hằng ngày. Đồng thời, các địa phương, đơn vị cũng tổ chức xử phạt nghiêm các trường hợp không đeo khẩu trang theo quy định…

Ubnd thành phố cũng yêu cầu sở y tế, trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố cần xác định khâu rà soát, phát hiện là nhiệm vụ quan trọng số 1 hiện nay, các trường hợp có dấu hiệu ho, đau họng, sốt..., phải được phát hiện kịp thời và nhanh chóng lấy mẫu xét nghiệm; bảo đảm 24/7 việc tiếp nhận thông tin bất thường của người dân để lấy mẫu…

Bên cạnh đó, trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố cũng xác định công tác xét nghiệm là tối quan trọng để sẵn sàng cho mọi tình huống; đồng thời, tiếp tục tập huấn kỹ năng lấy mẫu xét nghiệm cho tất cả các y sĩ, bác sĩ, nhân viên ngành y tế thành phố nhằm nâng cao năng lực xét nghiệm, phấn đấu đạt 4.000 - 5.000 mẫu/ngày khi cần…

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/964750/dau-hieu-ho-dau-hong-sot-deu-phai-lay-mau-xet-nghiem)

Tin cùng nội dung

  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY