Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Đau khớp háng sau khi chơi thể thao và cách xử lý

Bạn bị đau khớp háng sau khi chơi thể thao gây nên những phiền phức khi di chuyển và sinh hoạt. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục qua bài viết...

những người tập thể dục, vận động viên thường sẽ cảm thấy đau nhức cơ bắp sau khi tập luyện. nhưng nếu bị đau khớp háng thì có thể là do chấn thương cơ xương xung quanh bộ phận này. tuy nhiên, bạn cần lưu tâm hơn vì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về khớp háng, phải được chăm sóc và điều trị.

I. Những nguyên nhân phổ biến gây đau khớp háng sau khi chơi thể thao

Vận động viên bị đau khớp háng sau khi chơi thể thao thường là do chấn thương hoặc căng cơ quá mức. điều quan trọng là bạn phải chú ý đến mức độ đau của bản thân để tìm biện pháp giảm đau và ngăn ngừa tình trạng đau chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng đau khớp háng thường gặp ở vận động viên hoặc người hay chơi thể thao:

1. Kéo căng quá mức cơ khớp háng

Tình trạng đau phần hông và háng thường là hậu quả của việc kéo căng quá mức cơ đùi. Dấu hiệu chấn thương cấp tính này có thể xuất hiện tương tự ở bất kỳ bắp cơ nào nếu bạn có những động tác hoạt động với cường độ mạnh. Tình trạng này thường khá phổ biến ở vận động viên điền kinh, cầu thủ bóng đá, vận động viên bộ môn cử tạ…

2. Chứng rách ổ cối xương chậu

Ổ cối là một lớp sụn bao quanh xương chậu, có chức năng kết nối xương chậu với cổ xương đùi. Nó còn tạo nên sự ổn định của khớp xương tại vị trí này nhằm cho phép sự vận động được linh hoạt và thuận lợi hơn.

Việc chơi thể thao bị chấn thương như té ngã bất ngờ khiến lớp sụn này đứt gãy. bạn sẽ thấy đau dữ dội ở đùi trong, khi đi lại thì phần hông có cảm giác như bị điện giật và hạn chế khả năng chuyển động. bạn cần phải được nghỉ ngơi, dùng Thu*c chống viêm và điều trị bằng phương pháp nội soi khớp.

3. Viêm bao hoạt dịch ở hông

Bao hoạt dịch là một túi chứa dịch lỏng thường nằm ở các khớp vai, khuỷu tay, hông, đầu gối, bàn chân. Bao hoạt dịch đóng vai trò như một lớp đệm giữa xương, cơ bắp, gân hoặc da để giúp việc vận động trở nên dễ dàng hơn.

Viêm bao hoạt dịch thường thấy ở những người chạy bộ, vận động viên điền kinh khi hoạt động quá mức. Tình trạng này còn do té ngã gây tác động viêm túi hoạt dịch, khiến khớp xương và gân bị ma sát mạnh vào nhau.

4. Viêm xương khớp háng

Tình trạng viêm khớp háng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến khiến bạn bị đau hông, háng mạn tính và đau nhiều hơn sau khi chơi thể thao. đây là một dạng viêm làm bào mòn màng xương ở khớp háng.

Theo thời gian, lớp sụn ở háng bị bào mòn, khiến cho phần xương lộ ra. Khi bạn cử động, phần xương này ma sát với những xương khác khiến bạn đau đớn dữ dội. Nhất là sau những hoạt động mạnh như khi chơi thể thao.

5. Hội chứng Iliopsoas

Hội chứng Iliopsoas là một trong số nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khớp háng. Hội chứng này thường khiến người gặp đau nhiều ở háng và đùi trên, bị cứng khớp hông và có điện giật ở chi dưới khi vận động mạnh.

Những đối tượng hay gặp hội chứng Iliopsoas thường là các vận động viên thể dục dụng cụ, vũ công và vận động viên điền kinh. Đây là những người thường xuyên thực hiện các động tác uốn cong hông liên tục và lặp đi lặp lại mỗi ngày.

6. Đau xương cụt

Đau xương cụt (phần xương cuối cùng của cột sống) là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau khớp háng. nếu bạn khi chơi thể thao bị té ngồi thì rất có thể đã bị chấn thương phần xương này.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà bạn bị bầm tím hoặc gãy xương cụt. Điều này gây nên đau nhức dữ dội ở mông và lan sang hông và khớp háng. Bệnh nhân cần được thăm khám và có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục nhất định.

7. Chứng thoát vị thể thao

Thoát vị thể thao còn được gọi là triệu chứng đau bụng thể thao. triệu chứng này thường do sự suy yếu của thành bụng dưới – nơi các cơ và gân mỏng xuất hiện dày đặc. nó là nguyên nhân dẫn đến chứng đau bụng dưới và phần háng khi bạn chơi khúc côn cầu, bóng đá, bóng rổ hoặc bóng chuyền… nếu điều trị bằng các phương pháp bảo tồn không hiệu quả, các bác sĩ sẽ có định hướng tiến hành thực hiện phẫu thuật.

II. Cách khắc phục chứng đau háng sau khi chơi thể thao

Nếu tình trạng bị đau khớp háng sau khi chơi thể thao kéo dài dai dẳng. bạn nên thăm khám và điều trị hợp lý với các bác sĩ chuyên khoa để tránh gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe xương khớp. ngoài ra, nếu bạn có thể giữ thăng bằng và khớp háng không đau quá mức. hãy thử áp dụng các bài tập sau đây:

1. Uốn cong hông

Bài tập này giúp phần hông và háng giảm đau, giãn cơ và tránh việc chấn thương sau khi chơi thể thao:

    Nằm thẳng trên sàn, hai chân duỗi thẳng và hai tay ở hai bên.

2. Bài tập xoay hông

Bài tập này giúp khớp hông linh hoạt và căng giãn cơ đùi, giúp máu huyết lưu thông và giảm các chứng đau khớp háng sau khi chơi thể thao:

    Nằm thẳng trên sàn, hai chân duổi thẳng, hai tay để sang hai bên như động tác uốn cong hông.

Bên cạnh đó, bạn nên đi thăm khám bác sĩ nếu khớp háng có những dấu hiệu bất thường do chấn thương sau khi chơi thể thao. không nên chần chừ sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, hoại tử gây nguy cơ cắt bỏ chi dưới.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/dau-khop-hang-sau-khi-choi-the-thao-va-cach-xu-ly)

Tin cùng nội dung

  • Luyện tập thể dục thể thao (TDTT) vừa sức sẽ giúp cho cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Ðó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương trong vận động.
  • Hầu hết người cao tuổi đều có nhu cầu vận động TDTT và tại các thành phố lớn chúng ta có thể thấy việc này trở thành một phong trào tương đối rộng từ gia đình cho tới cộng đồng.
  • Hôm trước ở gần nhà tôi có người bị ngã trật khớp nhưng không ai biết cách sơ cấp cứu, cuối cùng phải để người bệnh nằm yên đợi xe cấp cứu đến đưa đi.
  • (Mangyte) - Tôi 46 tuổi, bị viêm xoang mạn và đã dùng Thông xoang tán được 5 hộp. Hiện tại, tôi còn bị bệnh khớp.
  • Sau khi khảo sát 1.600 nhân viên văn phòng, các nhà khoa học Anh thuộc Tổ chức chăm sóc sức khỏe Nuffield Health đã phát hiện hơn 1/4 bị đau khớp gối triền miên.
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Tôi bị đau khớp đã nhiều năm rồi, uống đủ các loại Thuốc mà vẫn chưa hết bệnh. Tôi nghe nói có phương pháp Shiatsu điều trị đau khớp rất hay. Mangyte có thể cho biết về phương pháp này? Nếu tôi muốn điều trị thì đến đâu? Xin cám ơn các bác sĩ trên mangyte.vn! (Đông Mai - tranthi…@gmail.com)
  • Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Viêm khớp có thể do chấn thương; do sử dụng quá mức ổ khớp; do bệnh lý hoặc do tuổi già (lão hóa)... Thường người bệnh có các triệu chứng như: sưng, đỏ, nóng, đau, cứng khớp và giới hạn biên độ hoạt động của khớp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY