Phụ khoa hôm nay

Đây là chuyên khoa có chức năng chẩn khám, điều trị nội khoa lẫn phẫu thuật ngoại khoa các bệnh lý phụ khoa lành tính, các bệnh lý cấp cứu và các bệnh liên quan tới nội tiết sinh sản. Các bệnh lý phụ khoa được ứng dụng điều trị nội tiết như rong kinh, băng huyết, vô kinh, rối loạn nội tiết (vị thành niên và mãn kinh), sẩy thai liên tiếp, điều hoà sinh sản, nạo thai dưới 3 tháng tuổi, phá thai to, hút thai khó dưới 12 tuần. Phương pháp phẫu thuật nội soi được áp dụng cắt tử cung, bóc u xơ, soi buồng tử cung,...Phương pháp ngoại khoa truyền thống được thực hiện trong phẫu thuật đường âm đạo, cắt tử cung đường âm đạo, các phẫu thuật trong dị dạng sinh dục, sa sinh dục, u nang buồng trứng,...

Đau lưng khi đến kỳ đèn đỏ: Chuyên gia giải đáp lý do vì sao

Không chỉ gây cảm giác khó chịu và mệt mỏi, thời kỳ kinh nguyệt còn có thể khiến chị em phụ nữ gặp phải những cơn đau lưng dai dẳng.

Theo ước tính có khoảng 40-50% phụ nữ phải đối mặt với những cơn

Nếu bạn gặp phải những cơn đau lưng dai dẳng, khó chịu và bất thường, đừng ngại ngần đến gặp các

Thông thường, theo bác sĩ Missmer, những cơn đau này thường xuất hiện trong vòng 6 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Đau lưng có liên quan đến đau bụng kinh nguyên phát, một thuật ngữ y học dùng để mô tả chứng đau bụng hoặc đau vùng chậu trong ngày "đèn đỏ" mỗi tháng. Trên thực tế, hơn 80% phụ nữ có khả năng phải đối mặt với những cơn đau bụng kinh nguyên phát.

Đau lưng và đau bụng kinh nói chung có thể liên quan đến những thay đổi của prostaglandin, loại hormone khiến tử cung co thắt nhằm làm giảm lớp lót trong khu vực này. Lisa Masterson, chuyên gia y khoa, bác sĩ phụ khoa kiêm người sáng lập Trung tâm Ocean Oasis Day Spa ở Santa Monica, California đã chỉ ra, đau bụng kinh có thể được giải quyết bằng các loại Thu*c giảm đau không kê đơn.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, đau lưng sẽ xảy ra trước thời kỳ kinh nguyệt. Điều này cũng đi kèm với nhiều dấu hiệu khác như đau vú, đầy hơi, khó chịu và đau đầu. Bác sĩ Masterson giải thích, các triệu chứng rối loạn hoảng loạn tiền kinh nguyệt (PMDD) khiến cơ thể mệt mỏi, gây chuột rút và đau lưng. Nếu xảy ra thường xuyên, tình trạng này sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tâm lý, dẫn tới trầm cảm, thay đổi tâm trạng và hội chứng sương mù não.

Nguyên nhân khác gây đau lưng trong chu kỳ là gì?

Một nguyên nhân tiềm năng khác dẫn tới đau lưng trong ngày "đèn đỏ" là đau bụng kinh thứ phát, những cơn đau liên quan đến các vấn đề sức khỏe, trong đó có lạc nội mạc tử cung. Bệnh này khiến các mô từ niêm mạc tử cung xuất hiện ngoài tử cung, từ đó tạo điều kiện cho u nang phát triển ở trên hoặc xung quanh buồng trứng. Theo bác sĩ Masterson, cấy ghép mô nội mạc tử cung trong khung chậu cũng có thể gây đau vùng chậu và đau lưng.

Đối với những người mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, cơn đau có thể xuất hiện liên tục, không chỉ trong những ngày đầu của chu kỳ. Bác sĩ Missmer đã chỉ ra, lạc nội mạc trong tử cung, bệnh khiến mô nội mạc tử cung phát triển trong cơ tử cung, cũng góp phần khiến cơn đau lưng và vùng chậu trở nên trầm trọng hơn.

Nhìn chung, mọi vấn đề sức khỏe gây viêm đau mãn tính cho vùng xương chậu đều có thể dẫn tới đau thắt lưng. Nhiễm trùng ống dẫn trứng hoặc áp xe buồng trứng cũng có khả năng gây nên tình trạng này.

Ngoài ra, u xơ tử cung là một nguyên nhân phổ biến khác gây đau lưng và đau bụng. Về cơ bản, sự xuất hiện của một khối u trong tử cung, dù lành tính hay không đều ảnh hưởng tới khu vực này. Bác sĩ Masterson giải thích, nhiều người mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thường phải đối mặt với những cơn đau thắt lưng, đau bụng trong chu kỳ vì tắc nghẽn máu.

Phương pháp điều trị đau lưng

Nếu bị đau bụng kinh nguyên phát và prostaglandin tăng đột biến trong đầu chu kỳ, bạn có thể dùng Thu*c như ibuprofen. Trong trường hợp mắc lạc nội mạc tử cung, PCOS hay rối loạn kinh nguyệt, bác sĩ sẽ kê Thu*c ức chế nội tiết tố hoặc đề nghị người bệnh tiêm Thu*c chứa hormone progesterone. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản các chuyên gia khuyến nghị nhằm làm dịu cơn đau lưng trong ngày "đèn đỏ" hàng tháng:

Chườm nóng: Tắm nước nóng và dùng đệm sưởi có thể giúp giảm đau, thư giãn các cơ bắp.

Tập luyện: Yoga có hiệu quả cao trong việc kiểm soát các cơn đau lưng mãn tính do chu kỳ kinh nguyệt gây ra.

Áp dụng chế độ ăn phù hợp: Ăn uống lành mạnh bao giờ cũng tốt cho sức khỏe. Một chế độ ăn giàu protein, ít đường có thể góp phần giảm viêm gây đau vùng chậu và thắt lưng. Mọi người nên bổ sung vitamin, axit folic, vitamin B, vitamin E và canxi để bù lại lượng máu bị mất đi trong ngày "đèn đỏ".

(Nguồn: Womenshealthmag)

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/dau-lung-khi-den-ky-den-do-chuyen-gia-giai-dap-ly-do-vi-sao-20200406130906157.chn)

Tin cùng nội dung

  • Đến lúc đau nhiều, người mệt mỏi, kém ăn chị K mới đi khám thì phát hiện ra biểu hiện đau lưng của chị là ung thư thận, phải cắt bỏ một bên.
  • Số trường hợp tái phát cũng tăng cho dù bệnh nhân được điều trị đúng bài bản và theo chỉ định của bác sĩ. Đâu là yếu tố bất lợi khiến vết loét khó lành.
  • Cơ địa nhạy cảm với Thuốc cũng là một yếu tố để BS quyết định phác đồ, bên cạnh đó bệnh gan hay bệnh thận kèm theo cũng sẽ ảnh hưởng quyết định dùng Thuốc của bác sĩ.
  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Yêu thô bạo có thể mang đến cho bạn cảm giác mới lạ, nhưng đừng quá lạm dụng nó bởi những tác hại dưới.