12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Đau lưng và cách xử trí một số trường hợp đau lưng thường gặp

Đau lưng là tình trạng cột sống bị tổn thương, bệnh gặp ở cả người cao tuổi và người trẻ. Theo nhiều nghiên cứu, có đến 85% nguyên nhân gây đau lưng ở người trẻ liên quan đến nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt (ít vận động, nằm/ngồi sai tư thế…). Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ gây không ít phiền toái cho người bệnh cả trong cuộc sống và sức khỏe. Vậy đau lưng là bệnh gì

1. Đau lưng là bệnh gì?

Bệnh đau lưng thường là những cơn đau tê dọc hoặc gần cột sống. Bất kỳ ai cũng từng bị đau lưng vào một thời điểm nào đó trong đời, kể cả người già hay người trẻ. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở giai đoạn 30 – 40 tuổi trở đi, hay ở những người kém vận động, thể lực yếu.

2. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau lưng?

Dựa vào các cuộc nghiên cứu trên lâm sàng và thực tế điều trị, các chuyên gia đã tìm ra một số nguyên nhân được xem là “thủ phạm” gây ra chứng đau lưng. Bao gồm:
- Do bị chấn thương, bong gân: Người bị đau lưng cho chấn thương, bong gân thường sẽ đau nhiều mỗi khi mang vác nặng.
- Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, từ đó khiến người bệnh cảm thấy bị đau lưng.
- Gãy xương ở cột sống: Người bệnh thường sẽ có cảm giác đau buốt, với người trẻ quá trình phục hồi sẽ nhanh và dễ dàng hơn. Nhưng đối với người lớn tuổi, việc liền xương rất khó và mất thời gian, cần phải bó cố định.
- Viêm xương khớp: Tình trạng này thường gặp ở tuổi trung niên và chủ yếu xuất hiện ở phụ nữ.
- Mang thai: Trong thai kỳ, chị em phụ nữ có thể gặp phải tình trạng đau lưng. Nguyên nhân gây nên tình trạng này thường được cho là do áp lực của bào thai tác động lên cột sống, đặc biệt là ở giai đoạn cuối của thai kỳ.
- Các bệnh nhiễm trùng đường ruột, ở thận, niệu quản, bàng quang cũng khiến người bệnh cảm thấy đau lưng cấp hoặc mạn.
- Hội chứng đau cơ xơ hóa (Fibromyalgia): Không chỉ gây đau lưng, đau cơ xơ hoá còn kèm theo cảm giác mệt mỏi, mất ngủ, hoặc trầm cảm. Cơn đau thường tăng trong quá trình người bệnh làm việc nặng kéo dài.
- Do lo âu và căng thẳng: Đau lưng có thể xảy ra khi các dây thần kinh bên trong cột sống không được cung cấp đủ lượng oxy do căng thẳng quá mức.
- Béo phì: Thừa cân, béo phì khiến trọng lượng cơ thể tăng, từ đó gây áp lực đến cột sống và lâu dần gây nên tình trạng đau lưng.
- Ngồi nhiều và không đúng tư thế: Đây là tình trạng thường gặp ở những người làm việc văn phòng, nếu không cải thiện kịp thời có thể gây hại cho sức khỏe nói chung và chức năng hoạt động cột sống nói riêng.
- Ngoài ra, những người có các yếu tố sau sẽ tăng nguy cơ bị đau lưng: Trong gia đình có người có tiền sử mắc bệnh đau lưng; người từng phẫu thuật lưng; người hay mang vác vật nặng, hay uốn người quá mức; người hút thuốc lá; người uống loại thuốc có thể làm yếu xương trong dài ngày (ví dụ như corticosteroid).

Đau lưng thường gặp ở giai đoạn 30 – 40 tuổi trở đi, hay ở những người kém vận động, thể lực yếu- Ảnh minh họa: Internet

3. Triệu chứng của đau lưng là gì?

Một số dấu hiệu và triệu chứng điển hình của đau lưng có thể kể đến như: Cảm thấy đau và cứng khớp ở phía dưới của lưng; Đau âm ỉ ở lưng và thường sẽ cảm thấy đỡ hơn vào ban đêm hoặc khi được nằm nghỉ ngơi.

Riêng với trường hợp đau lưng do bị chèn ép dây thần kinh, người bệnh có thể nhận biết thông qua một số triệu chứng điển hình như: Đau nhiều ở phần eo và hông, kèm theo cảm giác tê và ngứa chân, di chuyển khó khăn, thường đau nhiều hơn mỗi khi đi bộ hoặc tập thể dục.

Lưu ý, các cơn đau lưng thông thường sẽ hết và thuyên giảm sau khoảng 2 tuần, nếu bạn phát hiện đau âm ỉ, kéo dài và kèm theo các triệu chứng bất thường sau thì nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và thăm khám kịp thời:
- Cơn đau lưng thường kèm với sốt, ớn lạnh;
- Đau lưng nhiều vào ban đêm hoặc đau lan xuống bụng dưới;
- Đau lưng âm ỉ, kèm theo tê và yếu liệt chân;
- Bí tiểu hay tiêu tiểu không tự chủ.

4. Chẩn đoán tình trạng đau lưng

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng đau lưng, các bác sĩ thường sẽ dựa vào kết quả lâm sàng, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh:
- Lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử và thói quen sinh hoạt của bạn (có người thân từng mắc bệnh đau lưng không, có thói quen hút thuốc, ít vận động không). Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ quan sát tư thế, kiểm tra thể chất để xem có bất kỳ triệu chứng đau nào xảy ra khi cử động hay không.
- Dựa vào mức độ chấn thương và tình trạng bệnh, bác sĩ có thể đề xuất thực hiện các thủ thuật kiểm tra chẩn đoán như: Chụp X-quang, Chụp cộng hưởng từ (MRI), Chụp cắt lớp vi tính (CT)

5. Phương pháp điều trị tình trạng đau lưng

Bác sĩ có thể kê thuốc kháng viêm không phải steroid (NSAIDS) để giúp giảm triệu chứng đau. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu để cải thiện đau lưng như: massage, kéo dãn, xoa bóp lưng và cột sống. Trong trường hợp nặng và nghiêm trọng, bạn có thể được chỉ định tiến hành phẫu thuật để giải quyết tình trạng đau lưng.

Ngoài ra, thực tế, có rất nhiều phương pháp có thể giúp bạn giảm nhanh những cơn đau lưng hiệu quả. Dưới đây là một số cách giúp giảm đau lưng mà bệnh nhân nên tham khảo:
- Chườm lạnh: Bạn chỉ cần lấy một vài cục đá lạnh rồi bọc vào khăn mỏng. Sau đó chườm lên vùng lưng đang bị đau khoảng 15-20 phút sẽ thấy những cơn đau có xu hướng thuyên giảm.
- Chườm nóng: Sử dụng nhiệt có thể giúp kích hoạt lưu thông máu đến vùng cột sống bị tổn thương. Để áp dụng phương pháp này, bạn có thể dùng một miếng dán nhiệt hoặc một chai nước ấm bọc vào khăn và chườm vào vị trí đang bị đau lưng. Kiên trì áp dụng khoảng 2-3 ngày, các cơn đau lưng sẽ được cải thiện nhanh chóng.
- Ngồi đúng tư thế: Khi ngồi làm việc hãy đảm bảo đúng tư thế với phần lưng tựa vào ghế và hai bàn chân đặt trên sàn nhà. Mỗi nửa tiếng đồng hồ bạn nên đứng dậy và đi bộ xung quanh trong để thư giãn và giải tỏa áp lực của cột sống.

Ngồi đúng tư thế sẽ giải tỏa áp lực của cột sống - Ảnh minh họa: Internet


- Kiểm soát cân nặng: Khi cơ thể bạn bị thừa cân, béo phì cũng tăng áp lực lên cột sống và hệ thống xương khớp. Chính vì vậy, việc kiểm soát cân nặng, duy trì BMI bình thường (trong phạm vi 19 - 25) là điều cần thiết với những người bị đau lưng.
- Vận động thường xuyên: Chế độ vận động tốt sẽ giúp cơ lưng bụng và hông thư giãn, khỏe mạnh và dẻo dai hơn. Vì thế, người bị đau lưng nên tập những bài tập nhẹ nhàng, an toàn cho sức khỏe như: bơi lội, bóng bàn, yoga, tennis, chạy bộ...
- Không mang vác nặng, hạn chế bê vác hoặc vận động quá sức. Cột sống lưng là nơi chịu tác động nhiều nhất mỗi khi vận động, nếu liên tục tác động xấu lên khu vực này, tình trạng đau sẽ càng trầm trọng hơn.
- Chú ý nhiều hơn đến tư thế nằm: Nằm đúng tư thế sẽ giúp cột sống lưng được thư giãn, nghỉ ngơi và dễ phục hồi hơn. Hãy dành nhiều thời gian hơn để nằm theo tư thế sau: Nằm ngửa, đặt gối mặt hoặc chân dưới đùi hoặc nằm nghiêng, kẹp gối mềm giữa 2 chân. Ngoài ra, việc nằm nghỉ trên chiếc giường mềm mại sẽ ít thấy đau lưng hơn đấy!

6. Người đau lưng nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố rất quan trọng để tăng cường sức khỏe xương khớp và hỗ trợ cải thiện tình trạng đau lưng. Dưới đây là một số thực phẩm tốt mà bạn cần phải bổ sung:

Chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố rất quan trọng để tăng cường sức khỏe xương khớp và hỗ trợ cải thiện tình trạng đau lưng - Ảnh minh họa: Chegg


- Thực phẩm giàu canxi: Canxi là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương chắc khỏe. Để xương khỏe mạnh, hạn chế đau lưng bạn nên bô sung sữa, trứng, cả nhỏ ăn luôn xương, hải sản... vào chế độ ăn hàng ngày.
- Thực phẩm giàu vitamin K: Ngoài ra, một số nghiên cứu còn phát hiện thêm một dưỡng chất mà bộ xương cần, đó là vitamin K. Loại vitamin này được tìm thấy nhiều trong bông cải xanh, rau bina và các loại rau lá xanh đậm khác, giúp “gắn” canxi vào xương, làm cho chúng trở nên chắc chắn và khỏe hơn. Xương khớp càng khỏe mạnh thì cơ thể càng dẻo dai và hạn chế các nguy cơ chấn thương có thể gây ra bệnh đau lưng
- Đậu nành: Trong đậu nành chứa rất nhiều chất Genistein và canxi đóng vai trò quan trọng trong việc giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa nguy cơ loãng xương, đau lưng, thoái hóa khớp.
- Nấm và mộc nhĩ: Nấm và mộc nhĩ có chứa polysaccharid giúp tăng sức đề kháng, chống viêm rất tốt. Đồng thời, loại thực phẩm này còn góp phần chống lão hóa, giảm đau nhức do thoái hóa khớp nhờ các hợp chất kháng viêm.
- Táo: Bạn biết không trong táo chứa rất nhiều Quercetin giúp giảm đau và kháng viêm, cũng như Collagen giúp khớp xương hồi phục và làm lành tổn thương nhanh chóng. Hãy rửa sạch và ăn cả vỏ để tránh lãng phí dưỡng chất có trong táo nhé!
- Bông cải xanh: Bông cải xanh không những giúp làm tăng sức đàn hồi của mô, mà còn kích thích tiết chất nhầy bôi trơn cho các cơ xương khớp, giảm đau và chống loãng xương
- Tránh xa thuốc lá, chất kích thích: Một số nghiên cứu đã cho thấy, những người hút thuốc lá có nguy cơ bị đau lưng nhiều hơn những người không hút thuốc. Vì các hóa chất trong thuốc lá có thể làm giảm lưu lượng máu đến cột sống, gây ra đau lưng.
- Không chỉ chú trọng đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày, người bệnh đau lưng cũng nên chăm chỉ vận động, thường xuyên tắm nắng để cơ thể tăng cường tổng hợp vitamin D, giúp tăng cường sức khỏe xương khớp.

Nhìn chung, khi bị đau lưng bạn cần xem lại chế độ sinh hoạt và vận động của mình. Nếu là cơn đau cấp tính, hãy nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe thật tốt tại nhà. Nếu đã áp dụng những phương pháp chăm sóc vừa kể trên mà tình trạng đau lưng không thuyên giảm, bạn nên sớm đi thăm khám sức khỏe để được các bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Ng

c Duyên

Theo Ng

ườ

i

đư

a tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/dau-lung-va-cach-xu-tri-mot-so-truong-hop-dau-lung-thuong-gap-32311/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY