Ẩm thực hôm nay

Ðậu phụ - Món ăn, vị Thuốc tốt

Đậu phụ bổ dưỡng, dễ tiêu, vừa rẻ tiền, nên là thực phẩm rất quen thuộc với người dân. Đặc biệt với chị em đang mang thai, đậu phụ dễ hấp thu,
Canh đậu phụ đầu cá chép: Đầu cá 1 cái (khoảng 500g, đậu phụ 2 miếng, cà chua một quả, đậu phộng (lạc) 3 thìa canh, hành, muối, bột ngọt. Đầu cá rán vàng, cho 3 bát nước cùng các thứ còn lại dùng lửa nhỏ nấu chín nêm gia vị. Món này rất tốt cho phụ nữ có thai, phù nhẹ ở chân và để có nhiều sữa.

Canh đậu phụ nấu dưa cải: Đậu phụ 2 miếng, dưa cải 150g. Dưa cải rửa sạch ngâm nước lạnh vớt ra vắt khô nước cắt nhỏ. Đậu phụ cắt nhỏ mỏng (dài 3cm, rộng 1,5cm dày 1cm) nhúng nước sôi vớt ra để ráo nước. Cho dầu vào nồi cho sôi rồi cho hành, gừng đảo qua, cho dưa vào xào đều, cho đậu phụ. Đổ nước ngập đậu phụ, đun lửa to cho sôi rồi rút lửa nhỏ cho chín đậu, nêm gia vị. Nếu có thêm đầu cá sẽ càng ngon. Công dụng: bổ sung canxi và sắt, chống loãng xương, phòng thiếu máu cho cả mẹ lẫn con.

Đậu phụ xào rau chân vịt: Đậu phụ khô 2 miếng, rau chân vịt 500g, dầu lạc hoặc dầu vừng 40g, gia vị. Đậu phụ khô rửa sạch, cắt miếng nhỏ hoặc đậu phụ tươi thái mỏng rán (lướt ván). Xào qua đậu phụ trước rồi mới cho rau chân vịt (đã thái nhỏ) vào xào cho đến khi rau có màu xanh thẫm thì nêm gia vị đảo đều nhấc ra. Món này giàu canxi, sắt và vitamin C, rất tốt cho sản phụ mang thai thời kỳ cuối.

Đậu phụ nấu giá đậu nành mộc nhĩ: Sợi đậu phụ khô (hoặc đậu phụ khô thái nhỏ) 150g, giá đậu xanh 100g, mộc nhĩ 100g, đậu phộng (lạc), dầu vừng mỗi thứ 5g, gừng 10g, bột năng 15g, nước giá đậu nành 200ml. Đậu phụ khô ngâm mềm cắt đoạn ngắn. Gừng thái lát, giá đậu xanh nhúng nước sôi, mộc nhĩ làm sạch. Dùng dầu đảo qua gừng rồi cho giá và mộc nhĩ đảo qua, xong cho đậu phụ, nước giá đậu nành và gia vị, đun cho đặc lại, nêm bột năng, tưới dầu vừng. Món này giàu canxi, photpho, sắt, kẽm... rất tốt cho sức khỏe thai phụ thời kỳ cuối.

Cháo đậu phụ đường phèn: Đậu phụ khô 2 miếng, đường phèn 150g, gạo tẻ 100g. Đậu phụ thái nhỏ, nấu cháo nhừ rồi cho đậu, đường vào nấu chín đậu. Ăn nóng. Cháo có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng vị, tiêu đàm, chỉ khát. Dùng thích hợp cho phụ nữ mang thai ho sốt, ra mồ hôi.

Các món đậu phụ khác để thay đổi thường xuyên hàng ngày: Đậu phụ rán trứng gà, xào trứng gà; đậu phụ rán trộn tôm nõn khô; đậu phụ nhồi thịt lợn xay, đậu phụ nấu thịt thăn, nấm hương, cà rốt, đậu phụ mềm nấu thịt bò xay, đậu phụ nấu tiết vịt, đậu phụ nấu cá diếc, đậu phụ nấu giò lụa, đậu phụ nấu sườn và hải đới, đậu phụ trộn cà rốt, nấm hương, măng,... đều là những món ăn - Thuốc rất có lợi cho sức khỏe.

BS. Phó Thuần Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/au-phu-mon-an-vi-thuoc-tot-n125288.html)

Chủ đề liên quan:

đậu phụ món ăn vị thuốc

Tin cùng nội dung

  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY