Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Đau quặn thận – bệnh nguy hiểm không thể coi thường

Đau quặn thận (đau bão thận) xảy ra khi sỏi vào trong niệu quản gây tắc nghẽn dòng nước tiểu, đặc biệt khi sỏi di chuyển. Không chỉ khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau dữ dội mà đau quặn thận còn có thể có những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Đau quặn thận là gì?

Đau quặn thận còn được gọi là “cơn đau bão thận” vì đây là cơn đau dữ dội, xuất hiện đột ngột khi sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản gây tắc làm tăng áp lực trong thận. đau quặn thận thường bắt đầu một cách đột ngột, có thể sau một hoạt động gắng sức nào đó hoặc được báo trước bằng triệu chứng đau thắt lưng, bí tiểu,…

Cơn đau thường từ một bên hông, vùng hố thắt lưng sau đó lan rộng ra khu vực hạ sườn, kéo dài xuống tới vùng bẹn, vùng hội âm (tinh hoàn ở nam, môi lớn ở phụ nữ). khi đau quặn thận, người bệnh có cảm giác đau như ai bóp chặt vùng đau, như bị dao đâm xoáy vào chỗ đau, đau toát mồ hôi. mức độ đau quặn thận được cho là hơn cả đau đẻ, gãy xương, phẫu thuật, đạn bắn,…

Người bệnh đau quặn thận thường bị chướng bụng, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu ra máu, thậm chí không tiểu được dù buồn tiểu. ngoài ra, người bệnh còn có những biểu hiện như buồn nôn, có thể nôn hoặc không, sốt nhẹ hơn 370c, đến sốt cao trên 38,50c kèm theo nôn nhiều không kiểm soát được. cơn đau dữ dội có thể kéo dài 20 - 60 phút, thậm chí lâu hơn trong vài giờ, có trường hợp cơn đau ngắn, nhẹ ở mức độ bệnh nhân có thể chịu đựng nhưng cũng có cơn đau kéo dài tới vài ngày.

Đau quặn thận nếu không cấp cứu và điều trị kịp thời có thể gây những biến chứng nặng nề, thậm chí Tu vong cho người bệnh. một số biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như: giãn, ứ nước thận - niệu quản, vỡ đáy đài thận (fornix), ứ mủ thận, suy thận cấp,…

Nguyên nhân và cách điều trị

Có nhiều nguyên nhân gây ra cơn đau quặn thận như sỏi niệu quản, xuất huyết đài bể thận, viêm chít hẹp quanh niệu quản, sỏi đài bể thận, u niệu quản, u bàng quang… nhưng có tới 75 – 80% các trường hợp đau quặn thận là do sỏi thận.

Việc điều trị cơn đau quặn thận chủ yếu là giảm đau, giải phóng đường tiết niệu bị tắc nghẽn. bệnh nhân phải dùng Thu*c chống viêm để giảm sự phù nề, chống co thắt, điều trị biến chứng chống nhiễm trùng, chống suy thận.

Lý do dẫn tới những cơn đau quặn thận chính là do bệnh nhân chưa phát hiện bệnh hoặc thờ ơ và bỏ qua việc điều trị khi phát hiện ra sỏi vì không có cảm giác đau.trên thực tế, khoảng 1/2 số người có sỏi nhưng không hề đau. đây là “sỏi im lặng ” - loại sỏi nguy hiểm nhất vì chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn đã biến chứng hoặc thận mất chức năng (thường phải cắt thận). do đó để tránh khởi phát cơn đau quặn thận bất cứ lúc nào, những người đã được chẩn đoán sỏi thận nên có những phương pháp điều trị kịp thời.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/dau-quan-than-benh-nguy-hiem-khong-the-coi-thuong-n154017.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm tụy cấp là tình trạng viêm đột ngột của tuyến tụy. Biểu hiện có thể nhẹ nhàng nhưng cũng có thể nặng, nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây biến chứng.
  • Bệnh trĩ gây đau đớn, khổ sở cho người bệnh cùng nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.
  • Rau sống thường là các loại rau thơm được ưa chuộng trong bữa cơm của người Việt.
  • Chào Mangyte, Xin cho tôi hỏi: muốn khám Thận - tiết niệu chuyên khoa ở TPHCM thì khám ở bệnh viện nào là tốt nhất? Tôi xin chân thành cảm ơn. (Trần Thị Nga - Gò Vấp, TPHCM)
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY