Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Đau thần kinh tọa được biểu hiện bởi cảm giác đau nhức nghiêm trọng chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa khiến chân yếu, khả năng vận động suy giảm

đau thần kinh tọa còn có tên gọi khác là đau thần kinh hông to. bệnh lý này được biểu hiện bởi cảm giác đau nhức nghiêm trọng chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. cơn đau phát sinh tại cột sống thắt lưng, di chuyển xuống mặt ngoài đùi, lan rộng đến mặt trước ngoài cẳng chân, xuống mắt cá ngoài và đau tận đến những ngón chân. nếu không có phương pháp điều trị kịp thời và thích hợp, người bệnh có thể bị bại liệt.

Dây thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa còn có tên gọi khác là dây thần kinh hông to. dây thần kinh này được xác định là dây thần kinh dài nhất cơ thể. nó chạy dọc từ phần dưới thắt lưng đến tận các ngón chân.

Có hai dây thần kinh tọa gồm dây thần kinh tọa trái và dây thần kinh tọa phải với nhiệm vụ điều khiển từng bên tương ứng. dây thần kinh tọa có 3 chức năng chính, đó là chi phối, góp phần nuôi dưỡng các phần mà có đi qua và cảm giác vận động dinh dưỡng.

Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa (sciatica pain) còn có tên gọi khác là đau thần kinh hông to. bệnh lý này được biểu hiện bởi cảm giác đau nhức nghiêm trọng chạy dọc theo đường đi của thần kinh tọa. cơn đau thường đột ngột phát sinh tại cột sống thắt lưng, di chuyển xuống mặt ngoài đùi, lan rộng đến mặt trước ngoài cẳng chân, xuống mắt cá ngoài và đau tận đến những ngón chân. hướng lan của cơn đau có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí tổn thương.

Thông thường cơn đau thần kinh tọa thường phát sinh ở một bên, xảy ra phổ biến ở những người đang trong độ tuổi lao động (tuổi từ 30 – 50). theo kết quả thống kê, có khoảng 80% trường hợp mắc bệnh là do bệnh lý đĩa đệm tác động và chèn ép vào rễ dây thần kinh tọa.

Đau dây thần kinh tọa bệnh học nội khoa được xác định là một trong những bệnh lý xảy ra phổ biến nhất. bệnh lý này đứng thứ 2 sau bệnh viêm khớp dạng thấp và cần phải tiến hành điều trị ngay khi cơn đau xuất hiện.

Cơn đau xảy ra phổ biến nhất khi bị thoát vị đĩa đệm, hẹp cột sống hoặc xương cột sống trên cột sống chèn ép vào rễ hoặc một phần của dây thần kinh. Chính sự chèn ép này gây ra hiện tượng viêm, đau kèm theo cảm giác tê ở chân bị ảnh hưởng.

Mức độ nguy hiểm của bệnh đau thần kinh tọa

Cơn đau do bệnh đau dây thần kinh tọa thường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và di chuyển của người bệnh. tuy nhiên hầu hết các trường hợp điều có đáp ứng tốt và tự khỏi bằng việc áp dụng các phương pháp chữa bệnh không cần phẫu thuật trong một tuần.

Những người có dây thần kinh tọa gặp vấn đề, bị đau nghiêm trọng thường có chân bị yếu, thay đổi bàng quang hoặc thay đổi ruột. trong trường hợp này, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để kiểm soát những triệu chứng của đau dây thần kinh tọa.

Đau dây thần kinh tọa có thể không tác động và không đe dọa đến tính mạng của người bệnh. tuy nhiên bệnh có thể làm hai chân suy yếu dẫn đến tàn phế. từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. chính vì thế, ngay khi cơn đau xuất hiện, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa

Những nguyên nhân khiến tình trạng đau dây thần kinh tọa phát sinh và tiến triển theo chiều hướng xấu gồm:

    Nguyên nhân thông thường: Đĩa đệm cột sống gặp vấn đề, lòi ra ngoài và đè trực tiếp vào rễ hoặc một phần của dây thần kinh tọa. Đĩa đệm có vai trò quan trọng trong việc giảm sống cột sống. Tuy nhiên ở một số trường hợp, đĩa đệm có thể bị thoái vị và đè lên dây thần kinh.
  • Các nguyên nhân khác: Viêm khớp thoái hóa gây sưng hoặc kích thích dây thần kinh tọa, chấn thương, viêm đĩa đệm cột sống, thân đốt sống bị tổn thương (thường do u, vi khuẩn, lao).
  • Nguyên nhân ít gặp: Dây thần kinh tọa bị tác động và bị chèn ép bởi cơ,  khối u, nhiễm trùng, bị chảy máu trong và biến chứng từ chấn thương như mang thai, gãy xương chậu, chấn thương.

Đối tượng nguy cơ bệnh đau thần kinh tọa

Một số đối tượng được liệt kê dưới đây sẽ có nguy cơ bị đau dây thần kinh tọa cao hơn người bình thường:

    Béo phì: Béo phì hoặc dư thừa trọng lượng sẽ làm tăng căng thẳng cho cột sống. Điều này xuất hiện là do trọng lượng cơ thể dư thừa có thể tác động và góp phần vào sự thay đổi của cột sống. Từ đó hình thành cơn đau.
  • Tuổi tác: Bệnh gai xương, thoát vị đĩa đệm… là những thay đổi có liên quan đến độ tuổi ở cột sống. Tuổi tác được xác định là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau dây thần kinh hông to.
  • Nghề nghiệp: Những người có công việc buộc phải mang vác vật nặng, công việc phải xoay lưng, lái xe cơ giới trong thời gian dài có thể góp phần phát sinh và làm nặng hơn tình trạng đau dây thần kinh hông to.
  • Bệnh đái tháo đường: Bệnh đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh.
  • Ngồi kéo dài: Những người có lối sống ít vận động, ngồi trong một thời gian dài sẽ sẽ nguy cơ mắc bệnh đau dây thần kinh hông to cao hơn so với người bình thường.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau thần kinh tọa

Bệnh đau dây thần kinh tọa được nhận biết thông qua những dấu hiệu sau:

    Cơn đau xuất hiện và chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau phát sinh ngay tại cột sống thắt lưng, sau đó lan đến mặt ngoài đùi, đến mặt trước ngoài cẳng chân, di chuyển xuống mắt cá ngoài và tận ở những ngón chân. Biểu hiện trên lâm sàng có thể khác nhau do vị trí tổn thương khác nhau. Tổn thương rễ L5 đau lan đến mu bàn chân di chuyển tận hết ở ngón chân cái. Ở một số trường hợp, cơn đau do tổn thương rễ L5 còn lan đến lòng bàn chân và di chuyển tận hết ở ngón út. Tổn thương rễ L4 đau đến khoeo chân. Một vài trường hợp ít gặp chỉ đau dọc chân, không đau cột sống thắt lưng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh đau dây thần kinh tọa ở giai đoạn nhẹ thường tự biến mất theo thời gian. tuy nhiên, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa nếu cơn đau xuất hiện và kéo dài trên một tuần, các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà không thể kiểm soát các triệu chứng, cơn đau nghiêm trọng hoặc dần dần trở nên nghiêm trọng.

Người bệnh cần được chăm sóc y tế ngay lập tức nếu rơi vào một trong những trường hợp sau:

    Cơn đau xuất hiện sau một chấn thương dữ dội. Cụ thể như T*i n*n lao động, T*i n*n giao thông…

Bệnh đau thần kinh tọa được chẩn đoán như thế nào?

Chẩn đoán bệnh đau dây thần kinh hông to dựa vào các triệu chứng lâm sàng

Các nghiệm pháp góp phần chẩn đoán bệnh lý

    Dấu hiệu Lasègue dương tính.

Cận lâm sàng chẩn đoán

    Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng (MRI): Phương pháp chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng được chỉ định với mục đích xác định chính xác các dạng tổn thương, mức độ thoát vị đĩa đệm, vị trí khối thoát vị. Ngoài ra phương pháp này cũng có thể giúp bác sĩ phát hiện những nguyên nhân gây bệnh ít gặp khác. Điển hình như khối u, viêm đĩa đệm cột sống…
  • Chụp X-quang thường quy cột sống thắt lưng: Phương pháp chụp X-quang thường quy cột sống thắt lưng ít có giá trị chẩn đoán và xác định nguyên nhân. Đa số các trường hợp có dấu hiệu trượt ống sống, thoái hóa cột sống thắt lưng hoặc X-quang thường quy bình thường. Phương pháp này được chỉ định nhằm loại trừ một số nguyên nhân như tình trạng hủy đốt sống do bệnh ung thư, viêm đĩa đệm đốt sống…
  • Chụp CT-scan: Phương pháp chụp CR-scan chỉ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định khi bệnh nhân không có điều kiện chụp cộng hưởng từ.
  • Điện cơ (EMG): Phương pháp điện cơ giúp phát hiện và đánh giá mức độ nghiêm trọng của tổn thương các rễ dây thần kinh.

Thử nghiệm này đo phản ứng của cơ bắp và đo các xung điện được hình thành bởi các dây thần kinh. xét nghiệm có thể kiểm tra, xác định sự chèn ép dây thần kinh do hẹp ống sống hoặc thoát vị đĩa đệm.

Phương pháp điều trị đau thần kinh tọa

Những nguyên tắc điều trị đau dây thần kinh tọa gồm:

    Làm giảm cơn đau và phục hồi vận động nhanh

Điều trị nội khoa

    Chế độ nghỉ ngơi: Tránh đột ngột thực hiện các động tác mạnh, ngồi, đứng quá lâu, mang vác vật nặng, nên nằm giường cứng.

Điều trị bằng Thu*c

Một số loại Thu*c được liệt kê dưới đây thường được bác sĩ chuyên khoa đưa vào quá trình điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa:

    Thu*c giảm đau thần kinh

Điều trị vật lý trị liệu

Khi cơn đau cấp tính đã có dấu hiệu thuyên giảm, chuyên gia vật lý trị liệu hoặc bác sĩ có thể giúp bệnh nhân ngăn ngừa chấn thương trong tương lai bằng cách thiết kế chương trình phục hồi chức năng.

Điều trị vật lý trị liệu thường bao gồm những bài tập giúp tăng cường cơ bắp để hỗ trợ lưng, điều chỉnh tư thế của người bệnh và cải thiện tính linh hoạt.

    Đeo đai lưng giúp hỗ trợ quá trình điều trị, tránh quá tải trên đĩa đệm cột sống.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định cho những trường hợp có chèn ép nặng (hẹp ống sống, hội chứng đuôi ngựa, liệt chi dưới…), teo cơ hoặc điều trị nội khoa thất bại.

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng trượt đốt sống, thoát vị đĩa đệm, u chèn ép cùng với điều kiện kỹ thuật cho phép mà bệnh nhân có thể được chỉ định áp dụng những phương pháp phẫu thuật khác nhau. Cụ thể như sóng cao tần, nội soi, mổ hở hoặc vi phẫu, làm vững cột sống.

Dưới đây là hai phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến:

    Phẫu thuật cắt cung sau đốt sống: Phương pháp phẫu thuật cắt cung sau đốt sống thường được chỉ định cho trường hợp bị đau dây thần kinh tọa do chứng hẹp ống sống. Tuy nhiên phương pháp này khiến cho cột sống mất vững và có nguy cơ tái phát cao.
  • Phẫu thuật lấy nhân đệm: Phương pháp phẫu thuật cắt nhân đệm giúp bệnh nhân loại bỏ một phần nhỏ của đĩa đệm thoát vị khiến dây thần kinh bị chèn ép. Phương pháp này thường được chỉ định sau 3 tháng điều trị đau không có kết quả. Trường hợp có biến chứng rối loạn cảm giác nặng và hạn chế vận động cần tiến hành phẫu thuật sớm hơn.

Đối với trường hợp trượt đốt sống khiến dây thần kinh bị chèn ép nặng, người bệnh sẽ được cố định bằng phương pháp nẹp vít cột sống, làm cứng đốt sống.

Điều trị hỗ trợ

Các phương pháp điều trị hỗ trợ gồm:

    Chườm lạnh: Ban đầu, người bị đau dây thần kinh tọa có thể dùng một túi đá lạnh để cứu trợ bằng cách đặt lên vị trí đau vài lần mỗi ngày, mỗi lần thực hiện 20 phút. Người bệnh cần lưu ý sử dụng một túi đá được bao bọc bởi một chiếc khăn sạch.
  • Chườm nóng: Sau hai đến ba ngày kể từ khi cơn đau xuất hiện, người bệnh nên áp dụng nhiệt cho những vị trí bị tổn thương. Sử dụng đèn nhiệt, túi chườm nóng hoặc miếng sưởi được điều chỉnh thấp nhất. Trong trường hợp cơn đau vẫn tiếp diễn, người bệnh hãy thử sử dụng xen kẽ túi chườm lạnh và túi chườm ấm.

Điều trị khác

Một số biện pháp thay thế thường được xem xét và áp dụng cho đau thắt lưng gồm:

    Nắn khớp xương: Nắn khớp xương hay điều chỉnh cột sống là một trong những hình thức trị liệu thần kinh cột sống. Liệu pháp này được thực hiện với mục đích điều trị hạn chế vận động cột sống, cải thiện chức năng và khôi phục chuyển động của cột sống. Thao tác cột sống tương đối an toàn và có hiệu quả như phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho tình trạng đau thắt lưng. Tuy nhiên phương pháp này có thể không phù hợp để giảm đau.
  • Châm cứu: Châm cứu điều trị đau dây thần kinh tọa là liệu pháp được sử dụng phổ biến. Đối với liệu pháp này bệnh nhân sẽ được châm vào những điểm cụ thể trên cơ thể bằng những chiếc kim mỏng. Một số nghiên cứu đã kết luận rằng châm cứu có thể cải thiện tình trạng đau lưng, trong khi một vài bệnh nhân khác không tìm thấy lợi ích. Nếu châm cứu, người bệnh nên lựa chọn thầy Thu*c có nhiều năm kinh nghiệm, học viện được cấp giấy phép để đảm bảo an toàn.

Biện pháp phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa

Không phải lúc nào bệnh đau dây thần kinh tọa cũng có thể được ngăn ngừa và bệnh lý này có thể tái phát. tuy nhiên một số biện pháp được liệt kê dưới đây có thể góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh.  cụ thể:

    Duy trì thói quen luyện tập thể dục đều đặn: Việc duy trì thói quen luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày có thể giúp bạn nâng cao sự dẻo dai và sức bền của xương khớp. Đồng thời làm giảm nguy cơ mắc bệnh đau dây thần kinh tọa.
  • Sử dụng cơ thể tốt: Bạn cần hạn chế sử dụng cột sống thắt lưng để thực hiện các công việc như mang vác vật nặng, mang vác vật cồng kềnh… Giữ lưng thẳng, sử dụng chi dưới để nâng vật nặng và chỉ uốn cong ở đầu gối. Bạn cần tránh vặn thắt lưng và nâng đồng thời.
  • Duy trì tư thế ngồi thích hợp: Bạn nên lựa chọn một chỗ ngồi có tay vịn, có hỗ trợ lưng dưới tốt và chân đế xoay. Cân nhắc đặt một chiếc khăn cuộn hoặc đặt một chiếc gối ở phía sau lưng để cột sống có thể duy trì đường cong bình thường của nó.

Đau dây thần kinh tọa xảy ra phổ biến. bệnh xuất hiện kèm theo triệu chứng đau nhức nghiêm trọng khiến khả năng vận động của người bệnh bị suy giảm, chân yếu. trong trường hợp không sớm thăm khám và điều trị, bệnh nhân có thể bị bại liệt. chính vì thế, bạn nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa ngay khi cơn đau xuất hiện để có phương pháp điều trị kịp thời và thích hợp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/dau-than-kinh-toa)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY