Cây thuốc quanh ta hôm nay

Đậu xanh giúp thanh nhiệt, giải độc

Trong đời sống hằng ngày, đậu xanh được chế biến thành rất nhiều món như nấu canh, nấu chè, làm bánh hay làm thực phẩm dinh dưỡng...
Trong đời sống hằng ngày, đậu xanh được chế biến thành rất nhiều món như nấu canh, nấu chè, làm bánh hay làm thực phẩm dinh dưỡng... Ngoài làm thực phẩm, đậu xanh còn có nhiều công dụng chữa bệnh.

Theo Đông y, đậu xanh vị ngọt, tính mát, vào tâm, vị. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải thử, lợi thủy, chỉ khái, thanh can minh mục, giải nhiệt độc dược. Dùng cho các trường hợp say nắng say nóng, sốt cao mất nước phù nề, mụn nhọt, lở ngứa, ngộ độc cá, ngộ độc sắn, giảm mỡ máu, hạ huyết áp. Sau đây là một số bài Thu*c có đậu xanh.

Chữa ôn nhiệt, sốt cao, hôn mê, co giật: vỏ đậu xanh 10g, sinh địa 10g, huyền sâm 10g, thạch cao 10g, huyền minh phấn 10g, cam thảo 10g. Sắc uống.

Chữa phát nóng, sưng quai hàm, nhức nhối: đậu xanh tán bột mịn, trộn với giấm, phết một lớp dày lên chỗ đau, khi khô lại thêm giấm. Ngày làm 1 lần đến khi khỏi.

Chữa ngộ độc: hạt đậu xanh sống nghiền nhỏ, hòa với nước cho uống thật nhiều cho nôn ra để giải độc do ngộ độc thức ăn, phụ tử, ba đậu, các Thu*c trừ sâu dùng trong nông nghiệp, các thảo dược, ngộ độc cá, ngộ độc sắn.

Chữa ngộ độc nấm: đậu xanh 100g, bồ công anh 40g, tử thảo căn 40g, kim ngân hoa 40g, cam thảo sống 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Trẻ em giảm liều theo tuổi.

Chữa sỏi đường tiết niệu: đậu xanh 200g, kim tiền thảo 60g, kê nội kim 60g, hải kim sa 60g, ngưu tất 60g. Gia giảm:

Nếu đái ra máu, gia bạch mao căn 25g, thiến thảo 25g;

Khí suy yếu, gia hoàng kỳ 60g, đương quy 60g;

Tỳ hư, gia hoài sơn 60g, phục linh 60g;

Đại tiện táo bón, gia đại hoàng 15g, mang tiêu 15g; đau bụng, gia nguyên hồ 30g, mộc hương 30g;

Đau hông, gia đỗ trọng 30g, tang ký sinh 30g. Tất cả nghiền bột, trộn đều; uống ngày 2 lần, mỗi lần 15g. Sau khi uống ăn thêm dưa hấu và tăng cường hoạt động. Đợt điều trị 30 ngày.

Món ăn Thu*c có đỗ xanh:

Canh đậu: đậu xanh 50-100g xay vỡ để cả vỏ, thêm nước nấu nhừ, thêm ít đường phèn, ăn. Chữa say nắng, say nóng (giải thử).

Nước bột đậu xanh: đậu xanh 200g xay vỡ, cho nước nấu chín nhừ. Chia ăn 2 lần (sáng tối). Dùng tốt cho người đái tháo đường.

Cháo vừng đậu xanh: đậu xanh 50g, vừng hạt 30g, trần bì 8g, gạo tẻ 50g. đậu xanh xay vỡ, trần bì tán bột; cùng nấu cháo bột, ăn. Thích hợp cho người viêm đường tiết niệu, tiểu đục, tiểu dắt buốt.

Nước bột đậu xanh sữa đậu nành giải độc: đậu xanh 100g tán bột, tào phớ hoặc sữa đậu nành 200-300ml, cùng trộn đều, uống. Dùng cho mọi trường hợp bị ngộ độc do độc dược, chất khoáng, kim loại arsenic, rượu, Thu*c....

Cháo đậu xanh giải độc: đậu xanh 50g, gạo tẻ 100g, nấu cháo, để nguội, ăn ngày 2 - 3 lần. Trị ngộ độc thức ăn, phụ tử, ba đậu, các Thu*c nông nghiệp, các thảo dược.

Kiêng kỵ: Người hư hàn tiết tả không dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/dau-xanh-giup-thanh-nhiet-giai-doc-n123791.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, cỏ mật cá có vị đắng, tính mát; vào 4 kinh Tâm, Can, Vị và Đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng chỉ thống (tiêu sưng giảm đau), khai vị tiêu thực....
  • Cây mận còn có tên lý (mai mơ - lý mận - đào đào), có nhiều chất dinh dưỡng. Với tính năng bổ âm, sinh tán chỉ khát
  • Theo y học cổ truyền, đậu xanh vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, rất thích hợp cho việc chữa trúng nóng, phiền khát, ngộ độc thức ăn...
  • Bạn đã quá nuông chiều bản thân suốt mấy ngày tết? Hãy giúp phục hồi sức khỏe cho cơ thể bằng một số cách giải độc đơn giản và nhanh chóng dưới đây:
  • Nhiều người giải độc cơ thể bằng cách uống nhiều nước, ăn thật nhiều trái cây, rau xanh, xông hơi... Tuy nhiên, thải độc không đúng cách sẽ làm hại cơ thể.
  • Theo Y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY