Bánh ngọt, bánh quy, nước trái cây, nước sốt cà chua và thực phẩm đóng hộp đều được thêm vào với các mức độ khác nhau của siro fructose trong nhiều sản phẩm.
Tác hại lớn nhất của siro fructose đối với cơ thể con người là khiến chúng ta ăn quá nhiều fructose. Lượng đường fructose dư thừa này sẽ mang lại gánh nặng chuyển hóa rất lớn cho cơ thể chúng ta, đặc biệt là lá gan.
So với glucose, đường fructose dễ dàng được gan hấp thụ, vì con đường chuyển hóa glucose trong cơ thể phức tạp hơn. Việc hấp thụ quá nhiều đường fructose sẽ thúc đẩy quá trình tổng hợp một lượng lớn chất béo, làm tăng nguy cơ béo phì, rối loạn mỡ máu, kháng insulin và các bệnh tim mạch.
Uống quá nhiều xi-rô fructose cũng có thể gây béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp và các bệnh khác.
Nếu đường fructose chúng ta ăn vào đến từ siro fructose, đó hoàn toàn là một câu chuyện khác. Điều này là do đường fructose trong trái cây tươi được bao bọc trong chất xơ và hấp thụ chậm hơn, trong khi fructose lỏng trong siro fructose được cơ thể hấp thụ với tốc độ nhanh nhất.
Với việc tiêu thụ quá nhiều đường fructose, tỷ lệ béo phì ở Mỹ đã tăng vọt, từ 13% lên hơn 40%. |
Một nghiên cứu về "Vai trò tiềm năng của Fructose trong tăng huyết áp, béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường" được công bố trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition số 4 vào tháng 10 năm 2007 cho thấy rằng kể từ khi phát minh ra siro fructose, việc tiêu thụ đường fructose trong Hoa Kỳ đã tăng lên.
Lượng tiêu thụ đang tăng lên từng ngày, từ dưới 0,45 kg / người / năm vào năm 1972, và nhanh chóng tăng lên 28,35kg / người / năm vào năm 1992. Điều này có nghĩa là người Mỹ ăn riêng 77g đường fructose mỗi ngày, vượt xa tổng lượng đường hàng ngày mà WHO khuyến nghị.
Với việc tiêu thụ quá nhiều đường fructose, tỷ lệ béo phì ở Mỹ đã tăng vọt, từ 13% lên hơn 40%.
Gan là cơ quan duy nhất có khả năng chuyển hóa fructose, và khoảng 20% lượng glucose cũng được chuyển hóa ở gan. Nếu tiêu thụ đồng thời đường fructose và glucose, phần lớn lượng đường fructose sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo, và ảnh hưởng trực tiếp nhất là làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ.
Sau khi ăn nhiều thực phẩm chứa đường fructose, mỡ quanh gan tích tụ ngày càng nhiều, lâu dần hình thành nên gan nhiễm mỡ.
Với tình trạng gan nhiễm mỡ ngày càng trầm trọng hơn, cơ thể con người cũng sẽ có những chuyển hóa mỡ máu bất thường, gây ra tình trạng kháng insulin, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Vào năm 2012, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Global Public Health xác nhận rằng những quốc gia sử dụng siro fructose có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn 20% so với những quốc gia không sử dụng.
Những quốc gia sử dụng siro fructose có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn 20% so với những quốc gia không sử dụng. |
Ngoài việc gây ra gan nhiễm mỡ không do rượu và gây ra kháng insulin, tiêu thụ siro fructose trong thời gian dài cũng có thể gây ra bệnh gout.
Năm 2011, trong một nghiên cứu về "Dịch tễ học của Axit uric và Fructose" được đưa vào Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ trong 12 năm thử nghiệm so sánh.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người uống đồ uống 5 - 6 lần một tuần có chứa siro fructose có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn 29% so với những người bình thường, trong khi những người uống hơn 2 lần một ngày có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn 85%.
Như bạn đã thấy, thực phẩm chế biến và đồ uống có đường là thủ phậm gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe, và yếu tố nguy hiểm nhất là đường fructose. Để hạn chế tác hại, bạn hãy hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này.
Nhiều người đã uống đủ thứ đồ uống cao cấp trong đời nhưng chỉ khi bị bệnh mới nhận ra thứ tốt cho sức khỏe nhất chính là ly nước đun sôi.
Xem thêm: Không phải chỉ để làm cảnh, núm vú ở nam giới còn có 4 công dụng này
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: