Các chuyên gia sơ cứu cho biết điều quan trọng là khi điều này xảy ra, bạn cần cố gắng bình tĩnh và trấn an con mình - vì khóc sẽ chỉ làm tình trạng chảy máu trầm trọng hơn.
Dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS) tuyên bố rằng chảy máu cam phổ biến ở trẻ em và trong hầu hết các trường hợp có thể được điều trị tại nhà. Phần lớn nguyên nhân là do ngoáy mũi, xì mũi quá mạnh và bên trong mũi quá khô.
Theo các chuyên gia, điều đầu tiên các bậc cha mẹ cần làm là cho trẻ ngồi thẳng lưng ở tư thế thoải mái và hơi nghiêng người về phía trước.
Theo các chuyên gia, điều đầu tiên các bậc cha mẹ cần làm là cho trẻ ngồi thẳng lưng ở tư thế thoải mái và hơi nghiêng người về phía trước. |
Sau đó bạn nên bóp phần dưới, mềm của mũi - dùng ngón tay ấn hai lỗ mũi vào nhau và để trẻ hít thở bằng mồm
Nếu con bạn lớn hơn một chút, chúng có thể tự làm điều này - nhưng bạn phải tiếp tục ép trong vòng 10 phút. Chú ý đừng liên tục rút ngón tay ra để kiểm tra xem máu đã ngừng chảy chưa.
Trên thực tế, để máu ngừng chảy, máu cần đông lại và điều này cần thời gian. Do đó, đọc sách là một cách phân tâm tốt cho trẻ ngồi yên.
Cha mẹ hãy chuẩn bị sẵn một chiếc đồng hồ để bạn có thể chắc chắn rằng trẻ ngồi trong 10 phút. Sau 10 phút, hãy thả mũi ra và kiểm tra xem máu đã ngừng chảy chưa. Nếu chảy máu cam vẫn tiếp tục, hãy bóp chặt lỗ mũi trong 10 phút nữa.
Ngoài việc bóp lỗ mũi, bạn cũng có thể đặt một chiếc khăn mát hoặc túi đá lạnh vào sau cổ của trẻ khi chúng ngồi trên đùi bạn. Nhưng điều này chỉ xảy ra nếu trẻ chịu đựng được.
Bạn cũng nên cho trẻ uống nước đá hoặc đồ uống lạnh để hạ nhiệt - cách này cũng giúp loại bỏ mùi vị của máu.
Cha mẹ cũng nên khuyến khích con mình khạc máu chảy ra từ mũi vào miệng. Điều này là do nuốt máu có thể khiến con bạn bị nôn - do đó càng làm cho tình trạng chảy máu trầm trọng hơn.
Nếu bạn đã thực hiện tất cả các biện pháp sơ cứu mà mũi của trẻ vẫn chảy máu, thì bạn hãy đưa trẻ đến phòng cấp cứu gần nhất. Các chuyên gia khuyến cáo rằng bạn nên đến gặp bác sĩ nếu máu chảy kéo dài hơn 10 đến 15 phút.
Nếu bạn đã thực hiện tất cả các biện pháp sơ cứu mà mũi của trẻ vẫn chảy máu, thì bạn hãy đưa trẻ đến phòng cấp cứu gần nhất. |
Bạn cũng nên thực hiện chuyến đi nếu máu chảy ra nhiều và nếu trẻ nuốt phải một lượng máu lớn khiến trẻ bị nôn.
Bên cạnh đó, bạn nên đưa con đến phòng khám nếu máu bắt đầu chảy sau chấn thương đầu. Nếu trẻ cảm thấy yếu, chóng mặt hoặc khó thở thì bạn cũng nên tìm kiếm sự giúp đỡ.
Xem thêm: Tại sao huyết áp cao ngay cả khi bạn đang khỏe mạnh?
Ánh Dương
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: