12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Đẩy lùi nhanh chóng chứng đau thần kinh tọa với những bài tập đơn giản

Đau dây thần kinh tọa gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, việc chủ động phòng bệnh đau dây thần kinh tọa sẽ giúp phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh.

Đôi khi, dây thần kinh tọa của bạn bị nén hoặc bị kích thích gây ra các cơn đau do suy nhược lan tỏa từ lưng dưới, xuống mông và đến chân.

Nếu phát triển tình trạng này, bạn có thể cảm thấy nóng rát liên tục hoặc đau nhức bắt nguồn từ lưng dưới hoặc mông, lan xuống mặt trước hoặc mặt sau của đùi và chân.

Cơn đau này thường kèm theo tê ở lưng chân và cảm giác ngứa ran cũng như yếu chân. Cơn đau kiểu này thường ảnh hưởng đến một chân nhưng đôi khi, trong một số trường hợp rất hiếm gặp, có người vẫn bị đau cả hai chân.

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

Bệnh thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân hàng đầu gây đau thần kinh tọa. Với căn bệnh thoát vị đĩa đệm, khi phần nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi bao xơ, nó có thể gây chèn ép, tỳ đè trực tiếp lên rễ thần kinh tọa gây đau và hàng loạt các triệu chứng nguy hiểm khác kèm theo.

Ngoài nguyên nhân do thoát vị đĩa đệm, một số bệnh khác cũng có thể gây đau thần kinh tọa là: Hẹp ống sống thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng hoặc trượt đốt sống. Một số bệnh lý hiếm gặp hơn có thể gây bệnh bao gồm: Viêm đĩa đệm cột sống, tổn thương thân đốt sống do vi khuẩn, khối u hoặc lao.

Bên cạnh đó, các yếu tố không phải bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ đau thần kinh tọa bao gồm: Chấn thương, tư thế sinh hoạt không phù hợp như đi giày cao gót, đứng và ngồi lâu một chỗ với tư thế sai, tuổi cao gây thoái hóa cột sống hoặc khuân vác nặng hay tư thế làm việc không đúng.

Các biện pháp phòng tránh

Đau dây thần kinh tọa gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, việc chủ động phòng bệnh đau dây thần kinh tọa sẽ giúp phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh.

- Tập thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng, không quá sức để nâng cao thể lực. Áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống.

- Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý như hạn chế rượu, bia, bỏ thuốc lá, giảm cân với những người thừa cân béo phì, tránh những căng thẳng quá mức về tâm lý. Không nên nằm đệm quá dày hay quá mềm hoặc giường lò xo.

- Các động tác sinh hoạt, lao động hàng ngày phải bảo đảm thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Bảo đảm đúng tư thế khi đứng, ngồi, mang vác, hay nhấc vật nặng.

- Nếu công việc đòi hỏi phải ngồi lâu nên thỉnh thoảng đứng lên để thay đổi tư thế và làm các động tác kéo dãn.

Một số cách khắc phục hiệu quả

Đau dây thần kinh tọa thật khó chịu, nhưng bạn có thể đối phó với nó bằng cách thực hiện một số bài tập đơn giản nhưng hiệu quả. Dưới đây là một số cách có thể giúp giảm đau nhanh chóng.

1. Nghiêng vùng chậu

Bài tập này làm cho các cơ hỗ trợ cột sống khỏe mạnh. Điều này là hoàn hảo nếu bạn bị đau thần kinh tọa.

Cách thực hiện:

- Nằm ngửa, uốn cong và nâng cao đầu gối đồng thời giữ cho bàn chân phẳng trên mặt đất.

- Hai cánh tay phải đặt phẳng trên sàn ở hai bên.

- Hãy thoải mái và từ từ nâng mông lên khoảng 15cm so với mặt đất bằng cách tạo áp lực lên cánh tay và bàn chân.

- Giữ vị trí này trong vài giây và sau đó từ từ trở lại vị trí ban đầu.

- Lặp lại động tác này 10 lần.

2. Press-Up

Nếu cơn đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thì bài tập này hoàn toàn phù hợp. Nó cũng kéo dãn cơ thể của bạn.

Cách thực hiện:

- Nằm sấp và nâng phần trên cơ thể lên bằng cách chống hai tay xuống sàn.

- Giữ cho hông nằm trên sàn khi bạn thực hiện động tác này.

- Giữ vị trí này trong vài giây và sau đó từ từ trở lại vị trí ban đầu.

- Lặp lại động tác này 10 lần.

3. Cuốn xương chậu

Bài tập này tăng cường cơ bụng và là nền tảng của hầu hết các bài tập được khuyến khích để giảm đau thần kinh tọa.

Cách thực hiện:

- Nằm ngửa, gập và nâng cao đầu gối, đồng thời giữ cho bàn chân phẳng trên mặt đất.

- Bây giờ, kéo rốn về phía cột sống và bạn sẽ cảm thấy lưng áp vào sàn khi xương chậu cuộn về phía ngực.

- Giữ tư thế này trong vài giây và sau đó thư giãn.

- Thực hiện động tác này 10 lần.

4. Nâng chân thẳng

Bằng cách thường xuyên thực hiện bài tập này, bạn có thể ngăn ngừa cơn đau thần kinh tọa. Nó cũng sẽ giúp tăng cường cơ bụng.

Cách thực hiện:

- Nằm ngửa, uốn cong và nâng cao đầu gối và giữ cho bàn chân phẳng trên mặt đất.

- Hóp rốn về phía cột sống.

- Bây giờ, giữ một chân trên sàn, duỗi thẳng chân còn lại và nhẹ nhàng nâng nó lên cách mặt đất khoảng 15 cm.

- Giữ tư thế trong vài giây và sau đó trở lại vị trí ban đầu.

- Lặp lại với chân còn lại.

- Thực hiện động tác này 10 lần.

5. Nâng chân ngược

Đây cũng là một bài tập tốt cho cơn đau của bạn vì nó giúp thư giãn cột sống thắt lưng và xương chậu.

Cách thực hiện:

- Nằm sấp với cánh tay bên cạnh và lòng bàn tay hướng lên.

- Hóp bụng về phía cột sống và giữ chân thẳng.

- Bây giờ nâng một chân lên một chút so với mặt đất. Sau đó lặp lại với chân kia.

- Thực hiện 10 lần.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/day-lui-nhanh-chong-chung-dau-than-kinh-toa-voi-nhung-bai-tap-don-gian-29579/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY