Ảnh minh họa |
Theo Livestrong.com, một vài điều sau giúp bạn "thắng" con bạn:
Thể hiện lòng khoan dung với con
Chứng minh cho con bạn thấy rằng, bạn không phải giống như những nhân vật "phản diện" mỗi khi con làm việc gì đó khiến bạn khong vừa lòng, mà bạn chỉ muốn mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất.
Khi bọn trẻ đang dần trở thành người lớn, đây là lúc chúng trải qua những thay đổi lớn về mặt tâm sinh lý, chúng trở nên xúc động hơn và tập trung vào nhu cầu mà chúng muốn.
Hãy cho con bạn thấy, bạn không phê phán chúng có những mối quan tâm hay sở thích riêng, và bạn cũng sẵn sàng lắng nghe khi con bạn muốn bày tỏ hay tâm sự với bạn...
Hãy để ý đến cảm xúc của conn
Bạn hãy để ý đến cảm xúc của bọn trẻ. Có rất nhiều vấn đề bắt nguồn từ các cảm xúc như giận dữ, oán giận và buồn bã.
Bạn hãy tìm một khoảng thời gian và không gian thích hợp để bắt đầu cuộc trò chuyện và đặt mình vào hoàn cảnh của con bạn.
Ví dụ như nếu con bạn buồn vì bạn khi bạn chuyển cả nhà sang sống ở một tỉnh khác và một ngôi trường khác… Hãy bắt đầu với những câu hỏi như “Bố (mẹ) biết dạo này con đang buồn….”.
Tìm ra nguồn gốc của vấn đề
Là cha mẹ, bạn đã quen thuộc với những gì con của bạn đạt được. Là một người lớn, bạn có thể tìm cách để giúp chúng thỏa mãn nhu cầu của chúng mà bạn không cần phải từ bỏ nhu cầu của mình.
Hãy hỏi chính bản thân bạn xem con của bạn thật sự cần gì, bạn có thể tìm thấy cậu trả lời thân thiện giống như tình bạn.
Tìm một giải pháp chung cho toàn bộ vấn đề
Khi tìm ra nguồn gốc của vấn đề, bạn hãy tìm cách thỏa hiệp với con bạn. Thường thì một "lời hứa tương lai" có thể như là một động lực giúp tập trung giải quyết các tình huống hiện tại, thay vì bạn cứ lo lắng về vấn đề này.
Sau đó, bạn sẽ có nhiều thời gian suy nghĩ để tìm ra giải pháp tốt nhất và chỉ cho con, thay vì cứ to tiếng gây sức ép cho con, hay nói chuyện cùng con và cùng chúng giải quyết các vấn đề quan trọng.
Vân Nhi
Chủ đề liên quan: