12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Để đọc sách nhiều mà vẫn khỏe

(SKGĐ) Đọc sách là một trong những cách tuyệt vời nhất để trau dồi kiến thức và nuôi dưỡng tâm hồn. Nhưng nếu bạn là một con mọt sách hãy nhớ những mẹo sau đây để đọc nhiều mà vẫn khỏe.

1. Viết lại những gì đã đọc

Đó là cách tốt nhất để lưu lại những thông tin mà bạn cho là hữu dụng, để khi cần thiết bạn chỉ cần mở cuốn sổ tay của riêng mình là đã tìm ngay. Điều này tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian so với việc lục tìm lại cuốn sách và dò từng trang.

Bởi thế khi đọc sách bạn đừng quên bút viết, bút đánh dấu, sổ tay để khi cần là có.

2. Đừng thấm nước bọt để dở trang sách

Thói quen này không chỉ làm sách bị ố, nhanh cũ mà còn cực kỳ mất vệ sinh, càng nguy hiểm hơn nếu giấy để in sách là loại giấy in kém chất lượng. Chấm dùng tay thấm nước bọt còn có thể khiến bạn “ăn” cả mực in, cực kỳ không tốt cho sức khỏe.

Mặt khác, bạn không phải là người duy nhất đọc cuốn sách đó. Vì thế, nước bọt (có thể chứa vi khuẩn) của người đọc trước nhiều khả năng sẽ thấm vào sách và lây các bệnh truyền nhiễm cho người đọc sau.

3. Ngồi đúng tư thế

- Chiều cao của bàn khoảng 73-81cm. Ghế thấp hơn bàn khoảng 20cm.

- Khoảng cách từ sách đến mắt khoảng 50cm.

- Giữ cho lưng thành 1 đường cong mềm mại, cơ thể thoải mái.

4. Bỏ thói quen đọc sách trong WC

Đọc sách giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Đọc sách giúp kích thích các tế bào não liên kết và tăng trưởng; có tác dụng tăng sức mạnh của mô não gần như ngay lập tức. Khi đọc sách, não được kích thích và sự kích thích này nếu được lặp lại thường xuyên có thể giúp ngăn chặn các rối loạn về não bao gồm bệnh Alzheimer, trì hoãn, ngăn ngừa tình trạng mất trí nhớ.

Không ít người vẫn đang giữ thói quen này như một cách tranh thủ “một công đôi việc” mà không biết rằng điều này cực kỳ có hại cho sức khỏe. Thực tế, đọc sách trong nhà vệ sinh không hề tiết kiệm được thời gian như bạn nghĩ. Vì khi chăm chú đọc sách bạn sẽ có xu hướng quên đi nhiệm vụ chính của mình khi vào nhà vệ sinh nên sẽ kéo dài thời gian hơn mức cần thiết.

Ngồi lâu trên bàn cầu sẽ gây chèn ép vào thần kinh và mạch máu mặt sau đùi, dẫn đến tê cả chi dưới, thiếu máu chi dưới và hồi lưu máu tĩnh mạch kém đi. Thêm vào đó, bàn cầu không có chỗ tựa nên ngồi lâu sẽ ảnh hưởng đến cột sống. Chưa kể, mải mê đọc sách trong khi vệ sinh còn dẫn đến tình trạng táo bón, sa trĩ do ngồi lâu và rặn nhiều.

5. Chọn đèn dây tóc

Đèn sử dụng trong phòng đọc sách dùng cho mục đích chiếu sáng là chủ yếu nên không cần dùng các loại đèn trang trí rườm rà, không tốt cho việc tập trung suy nghĩ. Để đọc sách, đèn dây tóc hay halogen vẫn được xem là phù hợp nhất vì nó cho phổ trùng với ánh sáng trời, không bị chói loá bởi giấy trắng, giấy láng. Tuy nhiên, loại đèn này tỏa ra nhiều nhiệt lượng nên thường gây nóng khi bật kéo dài.

Với đèn huỳnh quang hay compact, quang phổ không đủ nên giảm sự trung thực, ánh sáng nhấp nháy nên có thể gây mỏi mắt khi tập trung xem, đọc sách.

6. Đọc sách 30 phút, ngừng ít nhất 1 phút

Tập trung vào trang sách liên tục trong một thời gian dài sẽ khiến cho mắt bị mỏi, đặc biệt là khi đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng. Để bảo vệ sức khỏe của mắt, hãy cho đôi mắt có thời gian nghỉ ngơi, rời khỏi trang sách để nhìn ra xa. Các bác sỹ nhãn khoa khuyên bạn, cứ 15-30 phút đọc sách bạn nên cho mắt nghỉ ngơi, nhìn ra xa khoảng 1-2 phút.

7. Đừng đọc sách khi đang di chuyển (ngồi trên ô tô, máy bay…)

Ánh sáng không đảm bảo, chuyển động lắc của xe khiến khoảng cách giữa mắt và sách thay đổi liên tục, mắt phải điều tiết nhiều nên chóng mỏi, không tốt cho sức khỏe của mắt.

8. Đọc sách vào buổi sáng để nhớ lâu hơn

Sáng sớm là lúc tốt nhất để đọc sách. Bởi sau một giấc ngủ dài, vỏ não được nghỉ ngơi đầy đủ, các tế bào thần kinh được phục hồi. Đọc sách vào lúc này vỏ não sẽ hưng phấn rất mạnh, nên nhanh hiểu và nhớ lâu.

9. Không đọc sách trên giường

Không chỉ hại cho mắt, đọc sách trên giường còn làm tổn hại đến hệ xương. Theo TS. Hugo Feilchefeld, Đại học Berlin, Đức, khi nằm dù ở tư thế nào (nghiêng hay thẳng), góc chiếu của ánh sáng đều không đủ, nên mắt phải điều tiết nhiều hơn để có thể đọc rõ từ. Đôi khi chính bản thân bạn cũng không nhận ra rằng bạn chỉ đang đọc bằng một bên mắt.

Chính thói quen này làm gia tăng nguy cơ cận thị, loạn thị cho người đọc.

Tư thế nằm nghiêng và tập trung quá lâu có thể khiến cho tay chân bị tê nhức, cơ thể nhanh mệt mỏi. Lâu ngày gây ảnh hưởng đến cấu tạo xương, cong vẹo cột sống.

Khử các vết ố trên sách báo

- Vết dầu: Lấy giấy thấm đặt lên chỗ bẩn, dùng bàn là ủi nhẹ cho đến khi hút hết dầu thì thôi.

- Dấu mực nước: Dùng tờ giấy thấm lót phía dưới trang giấy có dính mực nước, sau đó dùng cục bông đã nhúng vào nước ôxy già chùi nhẹ. Đậy một tờ giấy thấm lên trên, đè thêm mấy quyển sách, để một lúc cho giấy thấm hút hết mực.

- Vết mốc: Dùng bông ngâm trong dung dịch phèn chua lau lên vết mốc, sau đó đè tờ giấy thấm lên trên cho hút hết nước.

- Phân côn trùng: Lấy bông chấm vào nước dấm hoặc cồn lau lên vết bẩn.

Hiếu Nhi

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/de-doc-sach-nhieu-ma-van-khoe-16242/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY