Khoa học hôm nay

Đề nghị Bộ GD-ĐT quan tâm tình trạng bạo lực học đường, biên soạn sách giáo khoa

MangYTe - Vấn đề phòng chống bạo lực học đường, biên soạn sách giáo khoa là những nội dung mà Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đề nghị với Bộ GD-ĐT cần tiếp tục quan tâm thực hiện tốt trong buổi làm việc vào ngày 8-12.

Đề nghị Bộ GD-ĐT quan tâm tình trạng bạo lực học đường, biên soạn sách giáo khoa - Ảnh 1.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng - Ảnh: THANH DUY

Tổ công tác của thủ tướng chính phủ do bộ trưởng, chủ nhiệm văn phòng chính phủ mai tiến dũng làm trưởng đoàn làm việc với bộ gd-đt nhằm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ giao liên quan đến xây dựng chính phủ điện tử, cải cách thủ tục hành chính, tình hình thực hiện đề án trong chương trình công tác của chính phủ, thủ tướng chính phủ.

Những vấn đề được tổ công tác của thủ tướng chính phủ yêu cầu bộ gd-đt tiếp tục quan tâm gồm: đội ngũ nhà giáo còn nhiều khó khăn, bất cập. tình trạng thừa, thiếu giáo viên mầm non, cán bộ quản lý giáo dục tại một số địa phương chưa được giải quyết dứt điểm. việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở một số địa phương chưa phù hợp...

Tổ trưởng tổ công tác cũng đề nghị bộ gd-đt quan tâm đến vấn đề bạo lực học đường còn xảy ra ở một số nơi. một bộ phận học sinh, sinh viên có biểu hiện sa sút về đạo đức, lối sống.

Về biên soạn, quản lý sách giáo khoa và tài liệu tham khảo còn bất cập, hiện bộ gd-đt đang tiếp thu để hoàn chỉnh bộ sách, tổ công tác đề nghị bộ gd-đt tiếp tục tiếp thu các ý kiến, cầu thị để làm tốt hơn.

Tại buổi làm việc, các ý kiến cũng đặt ra việc cần vai trò quản lý Nhà nước tốt hơn nữa trong việc biên soạn, phát hành sách giáo khoa, sách tham khảo, đặc biệt là vấn đề giá sách giáo khoa.

Liên quan công tác cải cách hành chính và xây dựng chính phủ điện tử, tổ trưởng tổ công tác đề nghị bộ gd-đt tiếp tục thực hiện cải cách hành chính để tiết kiệm thời gian, chi phí trong thủ tục hành chính của ngành.

Bộ trưởng mai tiến dũng cũng nhấn mạnh đến thành quả mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục các cấp, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; quan tâm phát triển giáo dục tại các địa phương, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Đặc biệt, ông Dũng cho rằng thực hiện tự chủ đại học đang làm thay đổi diện mạo các trường đại học. Những trường đại học lọt vào bảng xếp hạng trường ĐH tốt trên thế giới và Châu Á, số lượng bài báo khoa học tăng nhanh trong khoảng 5 năm qua là những điểm sáng cho thấy sự thay đổi này.

Bộ trưởng bộ gd-đt phùng xuân nhạ cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của tổ công tác để rà soát lại toàn bộ nhiệm vụ còn chưa thực hiện, những hạn chế còn tồn tại; đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử, cung cấp các dịch vụ công trên cổng dịch vụ công quốc gia để mang lại lợi ích cho chính học sinh, phụ huynh học sinh.

Đối với cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử, ông Nhạ cho biết đây là cơ hội của ngành. Vừa qua trong thời gian dịch COVID-19, Bộ đã đẩy mạnh học trực tuyến và bước đầu có kết quả khả quan. Bước đầu có khó khăn nhưng hiệu quả của tiện ích đã là động lực của toàn ngành.

Thẩm định sách giáo khoa lớp 2, lớp 6: Để không lặp lại vết xe đổ

Tto - sự cố sách giáo khoa tiếng việt lớp 1, bộ sách cánh diều là bài học và cũng là hồi chuông cảnh tỉnh khi bộ gd-đt tiến hành thẩm định sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6.

VĨNH HÀ

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/de-nghi-bo-gd-dt-quan-tam-tinh-trang-bao-luc-hoc-duong-bien-soan-sach-giao-khoa-20201208152056016.htm)

Tin cùng nội dung

  • Các nhà tâm lý học cho biết, có hai trạng thái bạo lực thể hiện qua hình ảnh trên các phương tiện truyền thông, đó là bạo lực hấp dẫn và bạo lực kinh hoàng.
  • “Nhờ có mạng lưới y tế cơ sở, hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nói chung và chăm sóc sức khỏe ban đầu nói riêng đã được triển khai thường xuyên, rộng khắp. ..
  • Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế (BV TW Huế), GS.TS.BS. Bùi Đức Phú cho biết, theo cam kết với Bộ Y tế, từ ngày 27/2, BVTW Huế đã thực hiện không để bệnh nhân nằm giường ghép sau 48 giờ nhập viện.
  • Tình trạng bạo lực học đường thời gian qua có xu hướng gia tăng cả về số vụ việc, mức độ phức tạp và tính chất nguy hiểm.
  • Tôi mổ 3 lần. Hai lần mổ trước tôi thấy bình thường, nhưng lần mổ này thỉnh thoảng tôi bị đau buốt vùng bụng dưới và bị táo.
  • Mới đây, bảo mẫu một trung tâm dạy trẻ tự kỷ không phép ở TP HCM gây xôn xao khi tát, bóp cổ... đánh bé vì không chịu ăn.
  • Cháu đi khám, BS nói khó đi tiểu là do không điều khiển được cơ vòng bàng quang nhưng không chữa được.
  • Bạo lực học đường đang trở thành vấn đề xã hội nguy hiểm, phức tạp và gây bất an trong đời sống nhân dân, trong khi đó các giải pháp để ngăn chặn tình trạng này vẫn chưa đem lại hiệu quả tích cực…
  • Bạo lực học đường, xâm hại T*nh d*c đang đang len lỏi quá sâu vào các trường học khiến phụ huynh, nhà trường đau xót và để lại những dấu ấn hoang mang với những cô cậu tuổi học trò…
  • Bạo lực với bạn tình hoặc trẻ em là một tội ác. Theo CDC, 1/4 phụ nữ và 1/9 nam giới ở Mỹ là nạn nhân của bạo lực gia đình ít nhất 1 lần trong đời. Lạm dụng có thể xảy không phân biệt tuổi tác, chủng tộc, mức thu nhập hay tôn giáo. Những người bị hại không phải là nguyên nhân của bạo lực. Rượu và các loại Thu*c gây nghiện không trực tiếp gây ra sự lạm dụng mặc dù chúng có thể làm tình hình tệ hơn. Hãy tìm nơi trú ẩn khẩn cấp và tìm người hỗ trợ kịp thời.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY