Nói thì dễ nhưng lắng nghe thì rất khó. Lắng nghe là một kỹ năng vô cùng quan trọng và người biết cách lắng nghe sẽ nắm bắt được tâm lý đối phương, qua đó làm chủ hầu hết những cuộc giao tiếp. Giao tiếp tốt, tỷ lệ thành công trong công việc và cuộc sống cũng vì thế mà tăng lên.
Vậy, làm cách nào để có thể lắng nghe một cách đúng đắn, hiệu quả. Cách mà những chú chó thân thuộc bên cạnh chúng ta lắng nghe chính là bài học đắt giá mà con người có thể học hỏi:
Chúng ta cần tự "xích" mình lại mỗi khi lắng nghe ai đó, không chỉ để kết nối với người khác mà còn kiềm chế bản thân không hành động vô kỷ luật. Đa số thường cất “xích” trong các cuộc đối thoại, việc này khiến chúng ta không thể lắng khi nghe đối phương đang cần.
Chúng ta thường ngắt lời đối phương, tập dượt trước điều mình cần nói, ậm ừ như thể đang nghe nhưng thực chất là không, làm chệch hướng diễn biến câu chuyện… Chúng ta vờ như lắng nghe, nhưng thực tế lại đợi người kia ngậm miệng để ta có thể bắt đầu nói tiếp".
Đã bao lâu rồi chúng ta chưa gặp mặt và nói chuyện trực tiếp với một người bạn trên facebook? Những kết nối ảo có thực sự mang lại giá trị nào không? Công nghệ rất diệu kỳ, nhưng nó "làm giảm nghiêm trọng nhu cầu và cơ hội lắng nghe thực sự".
Các trang mạng xã hội hay tin nhắn chỉ có giá trị thực sự khi chúng ta dùng chúng để chăm sóc các mối quan hệ trong đời thực, duy trì chúng tồn tại và tạo điều kiện cho các cuộc gặp trực tiếp chứ không phải thay thế những cuộc gặp này.
Loài chó lắng nghe bằng cả cơ thể, chú ý trọn vẹn, tận tâm và đầy năng lượng. Chúng ta cần quyết tâm lắng nghe bằng cách vận dụng ba cơ quan: đôi mắt, trái tim và đôi tai. Một đôi mắt biết nói, một trái tim biết để tâm và một đôi tai biết lắng nghe vẫn chưa đủ, chúng ta còn phải thể hiện sự chú ý của mình dành cho đối phương bằng toàn bộ cơ thể, bộc lộ biểu cảm cơ thể theo cách tự nhiên nhất để đối phương cảm nhận được sự quan tâm.
Nếu con người tập thói quen đánh hơi giống loài chó, theo nghĩa bóng, thỉnh thoảng một đến hai lần trong ngày nói chuyện với người bạn gặp ở cửa hàng tạp hóa, hay người xếp hàng chờ tính tiền bên cạnh, chúng ta sẽ tạo được cảm giác cộng đồng xung quanh mình. Ở mọi nơi chúng ta tới, hãy là người "được biết đến", để lại dấu ấn trong tâm trí của người khác. Khi lắng nghe ai đó, cho người đó cơ hội chia sẻ dù chỉ một phút, chúng ta đã tặng cho họ một món quà lớn.
Con người bị một thôi thúc không ngừng là phát ra âm thanh, hoặc nếu không như vậy thì chúng ta vẫn nghe tiếng động do người khác tạo ra, hoặc từ các thiết bị nào đó. Sự im lặng đối với một số người có thể là cực hình. Vài phút im lặng thôi cũng đủ để khiến người nói cảm thấy "lo âu, sợ hãi, tổn thương, và bị từ chối". Nhưng đôi lúc chúng ta phải ngậm miệng lại, để nhận được những giá trị to lớn từ sự lắng nghe. Có một điều rất đơn giản, càng ít nói, lời nói của chúng ta càng có sức nặng.
“Bám gót” được hiểu là bước chậm lại trong tư duy, biến đối phương thành trung tâm sự chú ý của mình, bỏ đi các mối xao nhãng, kháng cự lại việc ngắt lời và dẫn dắt họ. Việc này rất khó với đa số người, chúng ta thường xuyên bị xao nhãng, hay não nhanh hơn miệng, vừa nghĩ và nói điều này, nhưng trong đầu đang nghĩ trước một điều khác. Tạm dừng và ghi nhận lại điều đối phương vừa nói là bước rất quan trọng trong giao tiếp, vì ghi nhận khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng, được lắng nghe một cách chân thành.
Chúng ta luôn sợ hãi cái chưa biết, lo âu trước những thứ không thể đoán trước, vốn có trong việc lắng nghe và con người phản ứng với thái độ quen thuộc, khuôn mẫu. Chúng ta lo lắng phải gián đoạn lịch trình của mình, phải gác việc của mình sang một bên chỉ để lắng nghe ai đó. Chúng ta không sẵn sàng trình diễn mọi lúc như loài chó, vì cảm thấy không vui khi lịch trình bị gián đoạn. Nhưng khi từ bỏ kiểm soát và cho phép bất ngờ xảy ra, chúng ta thường có những trải nghiệm tuyệt nhất trong đời.
Một người biết lắng nghe cũng giống như một người chăn dắt. Chúng ta cần chú ý kỹ xem người nói muốn đi đâu và mục tiêu của người đó là gì, thỉnh thoảng tạo vài dấu hiệu thể hiện chúng ta vẫn ở bên cạnh, giúp đối phương quay lại đúng hướng khi họ nhầm đường. Một người chăn dắt hiệu quả trước hết phải bảo đảm cả nhóm đều chung một hướng trước khi cho phép cuộc đối thoại hướng sang chỗ mới.
Chủ đề liên quan:
Bí kíp công sở chú ý dân công sở kiên nhẫn kỹ năng lắng nghe lắng nghe mạng xã hội mối quan hệ tạo điều kiện thu hút thu phục nhân tâm toàn tâm toàn ý trình diễn vi phạm luật vô kỷ luật