12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Để viêm khớp không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cần làm gì?

Viêm khớp (thoái hóa khớp) là một thuật ngữ chung của tất cả các rối loạn có ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp. Đây là một bệnh lý thường gặp, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động do đau đớn.

Theo ước tính, khoảng 35% dân số phải sống chung với căn bệnh này, cứ 100 người trưởng thành thì lại có 2 - 5 người bị viêm khớp.

Việc di chuyển, cử động khớp khó khăn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Biểu hiện của viêm khớp bao gồm sưng, đau, cứng khớp và hạn chế vận động. Các triệu chứng có thể đến rồi đi với mức độ nhẹ, vừa hoặc nặng. Tình trạng này lặp lại giống nhau trong nhiều năm, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ tiến triển hoặc trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Vì vậy, người bệnh viêm khớp nên nắm được những bí quyết để có thể chung sống với bệnh cũng như làm chậm quá trình phát triển bệnh.

Duy trì cân nặng hợp lý

Trọng lượng cơ thể dư thừa là một trong những yếu tố nguy cơ được biết đến nhiều nhất và quan trọng nhất đối với bệnh viêm khớp. Khi cơ thể bạn béo lên nhanh, các khớp xương sẽ phải chịu áp lực rất lớn, sụn khớp bị bào mòn nhanh chóng vì sức nặng của cơ thể đè lên chúng, nhất là vùng khớp lưng, khớp háng, khớp gối và khớp bàn chân.

Vì vậy, giảm cân sẽ làm giảm trọng lượng chèn lên các xương, khớp điều này giúp các xương, các khớp không phải gánh chịu một áp lực quá lớn, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Bạn nên duy trì cân nặng hợp lý với sự trợ giúp của chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên. Thay đổi chế độ ăn uống bằng cách bổ sung chất xơ mỗi ngày và ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả đồng thời hạn chế carbohydrate tinh chế và chất béo. Hãy nhớ rằng, những thay đổi nhỏ luôn dễ duy trì hơn những thay đổi lớn.

2. Vận động, tập thể dục nhẹ nhàng

Vận động nhẹ nhàng rất tốt cho sức khỏe xương khớp

Vận động, tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, nó có thể tạo sự dẻo dai, linh hoạt cho cơ thể. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng, đúng cách giúp phòng bệnh và hỗ trợ tích cực trong việc điều trị bệnh nhanh chóng và đạt hiệu quả. Chỉ cần dành 30 phút mỗi ngày sẽ giúp giữ xương khớp khỏe mạnh và tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp.

Những người bị viêm khớp cần lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, đạp xe, yoga,... Các động tác cần thực hiện chậm rãi để tránh tác động xấu đến các khớp.

3. Châm cứu

Một số người bị thoái hóa khớp dùng châm cứu để điều trị các cơn đau nhức đầu gối. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều là đối tượng phù hợp với châm cứu, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

4. Tránh hút thuốc lá

Trong khói thuốc lá có chứa các chất có hại có thể gây kích ứng các mô liên kết xung quanh khớp. Khói thuốc cũng giải phóng độc tố, dẫn đến các vấn đề về khớp khác, làm triệu chứng viêm khớp trầm trọng hơn.

5. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng giàu omega-3, chất xơ, chất chống oxy hóa rất tốt cho bệnh nhân viêm khớp

Mặc dù không có chế độ ăn uống cụ thể nào được chứng minh là ngăn ngừa hoàn toàn được bệnh viêm khớp, nhưng một số chất dinh dưỡng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc giảm được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Có một số loại thực phẩm tốt cho xương khớp có thể giúp cân bằng quá trình thoái hóa và tái tạo khớp sụn, làm tăng độ dẻo dai, sức bền cho cơ xương khớp. Đó là các thực phẩm giàu axit béo omega-3, chất chống oxy hóa, chất xơ, thực phẩm có chứa flavonoid. Tránh ăn các thực phẩm khiến cơ thể dị ứng đặc biệt là các thực phẩm giàu tinh bột và chất béo đã qua chế biến.

6. Tránh các tư thế gây thoái hóa khớp

Tránh ngồi lâu một chỗ, nằm lâu, nằm một tư thế, đứng lâu một chỗ... những hoạt động này làm hệ tuần hoàn bị ứ đọng và dẫn đến các khớp bị cứng. Đây chính là yếu tố gây thoái hóa khớp do đặc thù nghề nghiệp, nhất là ở những người làm trong môi trường văn phòng ít vận động. Tư thế giúp bảo vệ các khớp, tránh sự đè ép đến các khớp không cân đối là tư thế thẳng, tư thế cân bằng. Khi ở tư thế này diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa vì thế mà lực để ép vào khớp sẽ tối thiểu. Hơn nữa, khi đó sẽ có sự cân bằng luc giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lưc đè ép lên hai mặt sụn khớp.

7. Tránh suy nghĩ tiêu cực khi điều trị bệnh

Người bị đau nhức đầu gối do viêm khớp cũng có xu hướng trầm cảm khi cơn đau cản trở hầu hết mọi hoạt động trong ngày. Người bệnh cần cố gắng suy nghĩ tích cực.

Nhiều người cho rằng viêm khớp chỉ xuất hiện ở độ tuổi trung niên hoặc những người có tuổi. Đó là một quan niệm sai lầm, viêm khớp có thể xuất hiện ở ngày từ khi còn trẻ. Vì vậy, phòng ngừa viêm khớp cần thực hiện ngay từ khi còn trẻ. Chỉ cần chăm sóc đúng cách, có chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, bạn hoàn toàn có thể bảo vệ xương khớp và hạn chế những tổn thương xương khớp nghiêm trọng.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/de-viem-khop-khong-anh-huong-den-chat-luong-cuoc-song-can-lam-gi-29667/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY